Quản lý hành chính hiệu quả

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 63)

Singapore đề cao yếu tố minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính, đây là tiêu chí cơ bản, được coi như: "Công cụ tẩy rửa tốt nhất và là người cảnh sát hữu hiệu nhất"; cùng với nó là các yếu tố như: việc thực hiện phải thường xuyên, liên tục; tinh thần trách nhiệm, sự liêm chính của người thực thi... Hệ thống các quy trình, luật lệ, trong điều hành, quản lý và kiểm tra, giám sát việc thực thi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, hướng đến sự minh bạch và tinh thần trách nhiệm được quy định chặt chẽ. Các quy trình về thẩm quyền, công cụ thực hiện, trách nhiệm báo cáo và bảo đảm hoàn thành công việc, sự chuyên nghiệp hóa trong thực thi của các cơ quan

nhà nước luôn được tôn trọng và thực thi nghiêm túc trên tinh thần "Nói đi đôi với làm".

Singapore cũng chú trọng xây dựng hệ thống lương của công chức trong khu vực công sát với khu vực tư nhân, bảo đảm không có độ chênh lệch quá lớn giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân; coi bộ máy nhà nước hoạt động lành mạnh, sử dụng công quỹ đúng đắn, tăng thêm của cải xã hội, tăng sản lượng quốc gia, tăng mức sống của người dân, tăng lương cho công chức là biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng.

2.3.2.8. Xây dựng giải pháp "4 không với tham nhũng"

Đây là giải pháp tổng hợp các biên pháp nêu trên, là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á, Singapore đã thực hiện giải pháp "4 không với tham nhũng" có hiệu quả thực sự. Những giải pháp "4 không với tham nhũng" bao gồm:

Không dám tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore,

công chức, quan chức hàng tháng phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi vào quỹ tiết kiệm. Khởi đầu là 5%, sau đó tăng dần theo tỷ lệ tăng lương. Quan chức có chức vụ càng cao, thì tỷ lệ % trích gửi tiết kiệm càng cao. Số tiền đó do ngân hàng Nhà nước quản lý. Khi nghỉ hưu, số tiền tiết kiệm nói trên thuộc quyền sở hữu của công chức. Nếu công chức, quan chức phạm tội tham nhũng, dù chỉ bị xử lý hành chánh, buộc thôi việc, thì toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm sẽ bị Nhà nước trưng thu. Quan chức có chức vụ càng cao mà tham nhũng thì số tiền bị trưng thu càng lớn.

Không thể tham nhũng: Hàng năm, viên chức, công chức, quan chức

từ Trung ương tới cơ sở đều phải làm tờ khai báo các khoản tài sản của bản thân và của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà đất. Đối với tài sản tăng lên so với năm trước, đương sự phải giải trình rõ nguồn gốc. Số tài sản tăng lên không giải trình được nguồn gốc có thể bị coi là do tham nhũng mà có, nên sẽ bị Nhà nước trưng thu.

Không cần phải tham nhũng: Chế độ tiền lương ở Singapore bảo đảm

cho viên chức, công chức, quan chức Singapore đủ sống theo mức sống chung của xã hội nước này và còn có thể chu cấp cho gia đình con cái. Do vậy, để tồn tại ở mức trung bình khá trong xã hội họ không cần tham nhũng.

Không được tham nhũng: Theo quy định của Chính phủ Singapore,

công chức chỉ được nhận mức quà tặng với giá trị 100 đôla Singapore trở xuống. Nếu trên mức đó, người được tặng phải tìm cách từ chối hoặc muốn nhận thì phải xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép thì mới được nhận. Trường hợp nhận quà tặng quá mức quy định là 100 đôla mà không được phép của cấp trên thì công chức phải nộp vào tài khoản "Quỹ nộp phạt" do nhận quà tặng quá mức quy định. Số tiền phải nộp là giá trị phần quà tặng vượt mức quy định được tính quy ra tiền. Số tiền hối lộ và nhận hối lộ bị phát hiện thì người hối lộ và nhận hối lộ tất nhiên sẽ bị xử lý theo Luật hình sự.

Giải pháp "4 không với tham nhũng" là những kinh nghiệm chống tham nhũng hay của Singapore giúp Singapo có bộ máy Nhà nước trong sạch và trở thành một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới. Giải pháp này chắc chắn có tính khả thi đối với tất cả các nước đang tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài học cho Việt Nam (Trang 63)