Phân quyền liên quan đến nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu lý luận chung về phân cấp phân quyền (Trang 46)

35 Ví dụ nếu biểu thuế xuất nhập khẩu thống nhất, cho từng mặt hàng thì thương gia biết đích thức giá trị thuế mình phả

1.2.4.4.Phân quyền liên quan đến nhiều yếu tố.

Các nhà nghiên cứu phân quyền chỉ ra rằng phân quyền liên quan đến các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức được phân quyền trên quan điểm tập thể và cá nhân riêng lẻ của tổ chức, hành vi của cá nhân trong một xã hội nhất định. Phân quyền cần được xem xét trên các giác độ khác nhau: phân quyền toàn diện và phân quyền có hạn chế.

Phân quyền có thể chỉ xẩy ra với một số chương trình cụ thể cho các địa phương. Trong trường hợp này, chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với chương trình được giao

Phân quyền (phân công, phân cấp) hoạt động quản lý hành chính nhà nước liên quan đến nhiều yếu tố. Đó cũng chính là những yếu tố bảo đảm cho phân quyền (các mức độ khác nhau) có thể thực hiện và đạt được mục đích của phân quyền. Một số yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân quyền cần quan tâm:

1. Chính quyền địa phương được bầu cử hay chỉ định.

2. Số lượng cử tri, ứng cử viên và các tổ chức chính trị tham gia. 3. Cơ chế kiểm phiếu.

4. Tính ổn định của thời hạn bầu cử (định kỳ hay bất thường). 5. Bầu cử tự do, công bằng.

6. Chính quyền cấp trên và chính phủ can thiệp hay không vào kết quả bầu cử .

7. Người đứng đầu hành pháp (nếu có) được bầu trực tiếp, gián tiếp hay bổ nhiệm .

8. Tham gia của công đồng địa phương như thế nào trong vấn đề chống tham nhũng.

9. Cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính nhà nước (bao nhiêu cấp,...).

10. Cơ chế xác định tiền lương và thuê người làm việc của các cấp chính quyền địa phương.

11. Ai phê chuẩn dòng ngân sách của chính quyền địa phương . 12. Phân chia giữa các cấp về quyền chi tiêu.

13. Phân chia giữa các cấp trong tạo nguồn thu.

14. Bao nhiều phần trăm chi tiêu của chính quyền địa phương từ nguồn trợ cấp, chuyển giao từ trên xuống hoặc từ chính phủ trung ương.

15. Bao nhiêu phần trăm chi tiêu lấy từ nguồn thu chia chung với cấp trên. 16. Bao nhiêu phần trăm chi tiêu của chính quyền địa phương là từ nguồn ngân sách bổ sung.

17. Bao nhiêu phần trăm chi tiêu của chính quyền địa phương được kiểm soát hiệu quả.

18. Ngân sách tối thiểu cho địa phương là bao nhiêu. 19. Có định mức về phân bổ ngân sách cho địa phương.

20. Phân bổ ngân sách có phụ thuộc vào kết quả công vụ hay không.

21. Chính quyền địa phương có phải thực hiện những hoạt động do cấp trên chuyển xuống mà không được cấp kinh phí kèm theo.

22. Tỷ lệ phần trăm ngân sách địa phương chi trả cho tiền lương.

23. Danh mục hoạt động của chính quyền địa phương được chi tiêu tiền 24. Danh mục các nguồn thu của chính quyền địa phương

25. Chuyển giao giữa các cấp là ổn đinh và biết trước.

26. Chính quyền trung ương uỷ quyền cho địa phương gắn với chuyển giao nguồn tài chính.

27. Chính quyền địa phương có quyền linh hoạt về sử dụng chi tiêu.

28. Khả năng tiếp cận đến thị trường vốn của chính quyền địa phương (vay vốn; cấp nào được,..).

29. Khả năng được vay nợ nước ngoài của các cấp chính quyền địa phương.

30. Chính quyền địa phương có thể phê duyệt tín phiếu của địa phương. 31. Chính quyền địa phương có thể vay nợ chính phủ;

32. Chính phủ bảo lãnh vay của chính quyền địa phương

33. Chính phủ cấm, hạn chế chính quyền địa phương vay hay tiếp cận tự do đến thị trường tài chính trong và ngoài nước.

34. Làm thế nào để xử lý những sai phạm về tài chính của chính quyền địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. Có tỷ lệ vay tín dụng riêng của địa phương [37].

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên lớn hay ít phụ thuộc vào hình thức phân quyền và loại phân quyền (tài chính, nhân sự,...).

Một phần của tài liệu lý luận chung về phân cấp phân quyền (Trang 46)