35 Ví dụ nếu biểu thuế xuất nhập khẩu thống nhất, cho từng mặt hàng thì thương gia biết đích thức giá trị thuế mình phả
1.2.4.1. Phân quyền trở thành một xu hướng chung của cách thức tổ chức hoạt động quản lý.
tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ của các cơ quan nhà nước, thay cho chế độ tập trung (centralization), các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam chuyển sang cơ chế phân quyền (decentralization). Như vậy, thuật ngữ phân quyền hay tập trung không phải là một sự mẫu thuẫn mà trên thực tế để chỉ hai mô hình hay hai cơ chế tổ chức cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.
1.2.4.1. Phân quyền trở thành một xu hướng chung của cách thức tổ chức hoạt động quản lý. hoạt động quản lý.
Dù nó được biểu hịên dưới nhiều dạng khác nhau, những ở mỗi một nước đều có sự vận dụng những vấn đề phân quyền đã nêu trên. Một số nước có thể áp dụng phân quyền triệt để hơn thông qua hình thức trao quyền và thiết lập các cơ chế tự quản, tự trị (autonomy) hay cải cách một cách toàn diện hệ thống chính quyền địa phương theo hướng tự quản. Một số nước áp dụng theo hình thức chương trình hay dự án với sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế hay khu vực. Phân quyền trong trường hợp này hạn chế trên một số lĩnh vực như cung cấp dịch vụ. Điếu đó thể hiện xu thế tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế với sự quan tâm nhiều hơn của khu vực tư nhân, xã hội công dân đến hoạt động của nhà nước. Tìm kiếm những cách thức mới để quản lý và đặc biệt trong cung cấp dịch vụ hướng đến hiệu quả là hệ quả của xu hướng phân quyền trong cung cấp dịch vụ thông qua các chương trình, dự án. Nhiều nước
đã khó có thể cải thiện được hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước trong đó kể cả các hoạt động cung cấp dịch vụ do việc triển khai những hoạt động có liên quan đến sự tham gia của các thành phần khác. Nhà nước vẫn giữ nhiều sự độc quyền, đóng cửa của nhà nước và không mở rộng sự tham gia của khu vực thứ ba - xã hội công dân.
Một số nước vẫn tiếp tục độc quyền trong nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ như bưu chính viễn thông, ngân hàng. Nhưng xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá, khu vực hoá và đặc biệt khi tham gia vào WTO, thì mở cửa các loại thị trường trên trở thành bắt buộc và phi tập trung hoá trở thành tất yếu. Mở cửa thị trường bưu chính viễn thông của Trung Quốc là một ví dụ
Phân quyền trong hoạt động quản lý như đã nêu trên không chỉ là xu hướng được các nhà quản lý trong khu vực công nghiên cứu hay áp dụng. Trên thực tế của nhiều thập kỷ qua, khu vực tư nhân, nhà nước của các nước phát triển đã áp dụng hình thức phân quyền từ sớm hơn những gì hiện nay các nhà cải cách khu vực công của các nước chuyển đổi, các nước đang phát triển áp dụng. Hiệu quả hoạt động quản lý; đạt được mục tiêu của tổ chức hay sự tham gia của công nhân trong quyết định đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Sự thành công đó của các tổ chức tư nhân cũng chính là cách thức biết kết hợp mối quan hệ hài hoà, cần và đủ giữa phân quyền trong hoạt động quản lý với việc phân quyền tài chính.
Phân quyền trở thành xu hướng không thể thiếu được trong việc tổ chức lại hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến tập cơ sở. Nhưng cũng chính xu hướng này đang bị nhiều nhóm ly khai cực đoan (separatist) của nhiều nước lợi dụng. Và khi áp dụng những nội dung cần được phân quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần chú ý đến tính chất đặc biệt quan trọng của sự chia rẽ quốc gia. Những bài học thiếu sự kiểm soát trong cải cách phương thức hoạt động quản lý nhà nước của các quốc gia như Liên Xô; Nam tư hay Indonesia cần phải được nghiên cứu và rút ra những bài học khi phân quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Xu hướng phân quyền cũng đồng nghĩa với sự tham gia nhiều hơn, tích cực hơn và trong khuôn khổ hoạt động quản lý hành chính nhà nước của tư nhân, khu vực tư. Xã hội công dân và nhiều nhóm lợi ích khác. Nhưng thiếu sự dẫn
dắt chung, mang tính định hướng sẽ không tập trung vào lợi ích chung của
quốc gia. Đó cũng chính là cách cần hiểu khi sử dụng quản trị nhà nước
(governance) hay quản lý theo cách phân quyền. Xu hướng này cũng chính là việc hình thành những cơ chế điều hành quản lý có sự tham gia của nhiều người. Nhưng những người tham gia trong cơ chế đó đều có những quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm với các loại công việc chung.