Một số đặc trưng của phân quyền quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu lý luận chung về phân cấp phân quyền (Trang 42)

35 Ví dụ nếu biểu thuế xuất nhập khẩu thống nhất, cho từng mặt hàng thì thương gia biết đích thức giá trị thuế mình phả

1.2.4. Một số đặc trưng của phân quyền quản lý hành chính nhà nước

Phân quyền với nhiều cách tiếp cận trên thể hiện tính phức tạp của thuật ngữ này. Trong điều kiện của các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyển đổi, thực chất của phân quyền chính là áp dụng các cách thức quản lý mới của nhà nước. Cách thức quản lý mới đó một phần đã được áp dụng ở các nước công nghiệp phát triển và các nước này đang mở rộng áp dụng nhiều cách thức mới như chính phủ điện tử; một cửa. Đối với các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sang nền kinh tế thị trường thì việc thay đổi phương thức quản lý theo những dạng khác nhau của phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước (không bàn đến phân quyền theo nghĩa nhà nước) có thể tìm thấy một số nét đặc trưng chung của hiện tượng. Tuy nhiên, phân quyền (phân công, phân cấp) các nhiệm vụ/trách nhiệm và quyền hạn trong thực thi quản lý hành chính nhà nước không phải là vấn đề mới. Nhưng sau những thay đổi căn bản về tương quan lực lượng và các mối quan hệ trên thế giới sau chiến tranh lạnh, nhiều nước nói và thay đổi nhiều phương thức quản lý nhà nước trong đó chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm trong toàn bộ hệ thống. Đó là một trào lưu

36

Xem “ The governance of the wider state sector: principles for control and accountability of delegated and devolved bodies. Puma by Rob Laking.*

chung của nhiều nước trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường.

Phân quyền (phân cấp, phân công) quản lý hành chính nhà nước là phân chia lại các chức năng thực thi quyền hạn hành pháp của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Những chức năng của hành pháp thể hiện cụ thể trong việc cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ công cho xã hội vốn do các tổ chức nhà nước thực hiện với nhiều phương thức khác nhau. Sự thay đổi các phương thức cung cấp hàng hoá và dịch vụ công xẩy ra ở các nước không giống nhau, nhưng đều có chung nhưng đặc trưng là phân công lại hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ giữa hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ chính phủ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương nhằm vươn đến hiệu lực của hoạt động cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ này.

Một phần của tài liệu lý luận chung về phân cấp phân quyền (Trang 42)