II. Gói kích cầu thứ nhất
6. Tác động của gói kích cầu thứ nhất
6.1. Tác động tích cực:
Có thể nói, gói kích cầu có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, ngân hàng, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ DN tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Chính sách tài khóa mở rộng tập trung vào hai mục tiêu lớn:
Thứ nhất, hỗ trợ các DN và kích thích tiêu dùng cá nhân. Các hình thức hỗ trợ trực tiếp lên tới 78.000 tỷ đồng, trong khi các hình thức kích cầu gián tiếp ( thông qua hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…) khoảng hơn 60,000 tỷ đồng. Qua đó những khó khăn về tài chính của các DN đã dịu bớt, đồng thời có tác động kích thích trực tiếp hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng. Thứ hai, tăng mạnh đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, đồng thời bù đắp lại các phần suy giảm từ vốn đầu tư FDI (FDI thực hiện giảm 13%, nhà đầu tư nước ngoài rút lại hoặc thu hẹp các khoản đầu tư do tác động của khủng hoảng kinh tế) và lĩnh vực đầu tư ngoài nhà nước.
Chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4% đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm đáng kẻ chi phí vốn, góp phần tăng lợi nhuận DN trong năm qua. Khoản hỗ trợ này được lấy tư ngân sách nhà nước nhưng thực hiện lại thông qua công cụ chính sách tiền tệ, điều này cung cầu thật trên thị trường tiền tệ bị bóp méo.
Chính sách tiền tệ nới lỏng: thông qua duy trì mặt bằng lãi suất thấp, duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2009 nhằm giảm chi phí cơ hội của tiêu dùng và giá vốn đầu tư. NHNN thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như triển khai cho vay vốn hỗ trợ lãi suất, NHNN đã sử dụng các biện pháp hành chính khống chế trần lãi suất cho vay, cung ứng thanh khoản cho các ngân hàng có khó khăn thanh khoản, kiểm soát tỷ giá nhằm giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ. Cùng
một loạt các giải pháp khác giúp các khoản vốn vay đúng đối tượng, tăng tính sẵn sàng cho vay của các NHTM.
Tăng trưởng GDP : những chính sách này thực sự đã trở thành lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong năm 2009. Mức tăng trưởng GDP trong quý I năm 2009 đạt 3,1%,dù đạt mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, song có thể coi là một thành công trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Kinh tế Việt Nam chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với mức tăng 3,9%,Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cả năm là 5,32%, vượt mục tiêu điều chỉnh 0,2% và trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế là các lĩnh vực thương mại, xây dựng cơ bản,sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thương mại ( bán lẻ hàng hóa và dịch vụ) trong năm 2009 đã tăng 11,8%( đã loại bỏ lạm phát)
Sau một thời gian trầm lắng của ngành xây dựng, đặc biệt là khoảng quý II- IV/2008, lĩnh vực xây dựng dân dụng đã phục hồi trở lại trong năm 2009. Đây không chỉ là tín hiệu tốt đối với ngành xây dựng mà cả cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, lĩnh vực xây dựng công nghiệp và công trình thương mại vẫn chưa qua được thời kỳ khó khăn. Tính chung toàn ngành, tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt khoảng 11,8%. Năm 2010 được dự báo là năm phục hồi của thị trường bất động sản Việt Nam và đồng thời sẽ kích thích mảng xây dựng tiếp tục tăng trưởng trên cả 2 mảng chủ chốt. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ tháng 2/2009, sau khi bị giảm 4,4% trong tháng 1/2009. Tính chung 12 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
7,6% so với năm 2008. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhờ tác động của gói kích cầu, góp phần tích cực đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Sự tăng mạnh của nhu cầu nội địa cũng như hồi phục của nhu cầu nhập khẩu trên thế giới sẽ tiếp tục là nền tảng cho đà phát triển của ngành công nghiệp trong năm 2010.
Xuất nhập khẩu: Trừ 3 tháng đầu năm xuất siêu do xuất khẩu vàng với khối lượng lớn, mức thâm hụt của Việt Nam đã dần nới rộng trong các tháng sau đó, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 55,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu Việt Nam giảm mạnh là sự giảm mạnh của kim ngạch xuất khẩu dầu thô. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD , giảm 14,7% so với năm 2008. Trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Trung quốc giữ vị trí đứng đầu với 16,1 tỷ USD , tăng 2,7%. Nhập khẩu từ EU và Mỹ chỉ tăng nhẹ, trong khi đó nhập khẩu từ ASEAN giảm mạnh đến 31,3%. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhưng nếu tính về mặt khối lượng hàng hóa XNK vẫn tăng. Nguyên nhân của sự sụt giảm về giá trị chủ yếu là do sự giảm giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới, đặc biệt là hàng nông sản và khai thác tài nguyên. Như vậy, tổng mức thâm hụt thương mại trong năm 2009 lên tới 12,2 tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008, nhưng lại chiếm đến 21,6% kim ngạch xuất khẩu, đây được là mức khá cao đối với bình quân các nước trong khu vực. Với mức thâm hụt thương mại này trong bối cảnh lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh và lượng kiều hối kém khả quan đã gây ra thâm hụt nặng nề về cán cân thanh toán cũng như căng thẳng trên thị trường ngoại hối.
Đầu tư phát triển: Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án,công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP,bao gồm vốn khu vực Nhà nước 245 nghìn tỷ đồng chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%, khu vực ngoài Nhà nước 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ Ngân sách Nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 106,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý đạ 63,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,8% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3715,9 nghìn tỷ đồng, bằng 125,8%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 10924,6 tỷ đồng,bằng 113,6%; Bộ Công thương đạt 152,4 tỷ đồng, bằng 106%, Bộ Y tế đạt 1065,1 tỷ đồng bằng 105,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 787,2 tỷ đồng, bằng 102,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 541,1 tỷ đồng, bằng 100,5%; riêng Bộ Xây dựng mới đạt 828,5 tỷ đồng, đạt 91,9% kế hoạch năm 2009.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 89,9 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó có một số địa phương có vốn thực hiện lớn: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% kế hoạch, Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,7%, Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, bằng 113,8%; Bà Rịa- Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, đạt 96,5%; Bình Dương đạt 2,4 nghìn tỷ đồng, đạt 104,6%; Thừa Thiên- Huế đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 214%; Hà Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỷ đồng, đạt 117,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD,giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỷ USD ( giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.
Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến chế tạo với 2,2 tỷ USD , chiếm 13,6%.
Trong năm 2009, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, trong đó một số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỷ USD chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký, Đảo Cay man 2 tỷ USD, chiếm 12,3%; Sa moa 1,7 tỷ USD, chiếm 10,4%; Hàn Quốc 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 9,8%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009, Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 75% tổng vốn đăng ký tăng thêm.
Năm 2009 cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới, Bà Rịa-Vũng Tàu với 2,9 tỷ USD, chiếm 17,5%; Đồng Nai 2,3 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương 2,2, tỷ USD, chiếm 13,2%; Phú Yên 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3%.
Các giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới phần nào cũng đã có tác dụng. Việc Chính phủ trực tiếp tiếp xúc và giải đáp thắc mắc và định hướng chính sách của Việt Nam đã tạo niềm tin mới đối với nhà đầu tư nước ngoài, cũng với việc khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài được tiếp cận vốn trong nước cũng tạo ra sự khuyến khích đối với đầu tư nước ngoài.
Kết quả ngăn ngừa lạm phát: Do Chính phủ và các cấp các ngành ngay từ đầu năm đã chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức lạm phát năm 2009 không cao.
Giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn 1% nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52% thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội đã thông qua. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây( chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%, năm 2005 tăng 8,29%, năm 2006 tăng 7,48%,năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 22,97%). Trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đạt được thành công kép, vừa tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.
Kết quả đảm bảo an sinh xã hội, phát triển giáo dục,y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác: Nhờ việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội với việc chi 9000 tỷ đồng cũng những hỗ trợ doanh nghiệp giảm thất nghiệp, đảm bảo đời sống nhân dân. Giáo dục, y tế cũng được quan tâm với những dự án phát triển cơ sở hạ tầng từ đầu tư công cộng.
Tóm lại không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.