Nhóm chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư ở Việt Nam: Lý thuyết thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Các nguồn vốn hỗ trợ từ kênh chính sách tài khoán có tác dụng bù đắp sự giám sát nguồn thu do suy thoái kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế, hạn chế tốc độ sụt giảm nhu cầu tiêu dung của cả tư nhân và doanh nghiệp, bằng cách đó cho phép các chủ thể này tồn tại qua các giai đoạn khó khăn và khôi phục năng lực tiêu dung khi nền kinh tế qua khỏi giai đoạn suy giảm.

Tăng chi tiêu chính phủ

Nhà nước với nguồn vốn lớn từ thuế và các khoản vay trong và ngoài nước khi phát hành trái phiếu chính phủ chính là nhà đầu tư và tiêu dung lớn trong nền kinh tế. Khi kinh kinh tế gặp khó khăn, chính phủ có thể tăng chi tiêu ngân sách để tác động vào tổng cầu, kích thích việc mua bán hàng hóa, giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, đứng vững trong suy thoái đồng thời đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, mô hình hoạt động lạc hậu. Mặt khác, chính phủ cũng có thể kích cầu đầu tư thông qua các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ,mang lại lợi ích lợi lớn cho xã hội cũng như doanh nghiệp.

Thuế là một nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kì vọng, cũng như lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Do đó công cụ hữu hiệu là miễn hoặc giảm thuế,đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ này không chỉ có ý nghĩa tích cực trong kích thích khu vực sản xuất mà đồng thời góp phần giảm giá thành, kích thích người dân tiêu dung. Việc giảm thuế và các khoản thu từ nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn, tạo nên sự cân bằng giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Ngoài ra xu hướng giảm thuế khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại còn là xu hướng chung của thế giới, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư ở Việt Nam: Lý thuyết thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w