II. Gói kích cầu thứ nhất
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và sự hình thành của gói kích cầu thứ nhất của chính phủ Việt Nam
chính phủ Việt Nam
• Khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers và nhanh chóng làm lan ra các nước châu âu khác làm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
• Với kinh tế thế giới: Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, trong năm 2008, cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm tổn thất 50 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản tài chính của thế giới, trong đó, các nước đang phát triển châu Á là chịu thiệt hại nặng nề hơn cả với tổng giá trị bị thiệt hại là 9,6 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng giá trị GDP trong một năm của những nước này. Hơn 20 nước chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái kinh tế và hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, gặp khó khăn và suy giảm tốc độ tăng trưởng ở các mức độ khác nhau. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2009, kinh tế thế giới tăng trưởng chỉ còn 0,9%, tốc độ tăng trưởng của các nước OECD là -0,3% (trong đó, của Mỹ là -0,9%, khu vực đồng EURO là – 0,6%), tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là chỉ là 4,5%…
• Với Việt Nam: ảnh hưởng chủ yếu qua 4 kênh chính:
Suy giảm đầu tư nước ngoài (là một phần của I ↓): TPO – Theo số liệu tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD. Đây là mức suy giảm khá mạnh và chỉ bằng 30% so với năm 2008, thậm chí năm 2010 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam chỉ đạt 18,6 tỷ USD.
Suy giảm cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam – trong đó bao gồm cả xuất khẩu tại chỗ như khách du lịch sang Việt Nam giảm, qua đó làm giảm tổng cầu (EX ↓): Kết thúc năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1986 trở lại đây xuất khẩu của Việt Nam giảm so với năm trước đó ( theo vneconomy ).
Giảm nhập khẩu làm đầu vào cho xuất khẩu và FDI (IM↓) làm tăng tổng cầu(Y↑ ): Về nhập khẩu, kim ngạch cả năm 2009 ước đạt 68,83 tỷ USD và giảm 14,7% so với năm 2008. Năm 2009 là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn (năm 1998 chỉ giảm 0,8%) ( theo vneconomy ).
Giảm việc làm và qua đó giảm thu nhập ở Việt Nam. Giảm thu nhập sẽ dẫn tới tiêu dùng của các hộ gia đình thấp đi (C ↓) và đầu tư của khu vực tư nhân cũng sẽ giảm theo (I ↓). Qua đó, tổng cầu sụt giảm hơn nữa (tuy nhiên, mức độ sụt giảm này có thể đỡ một phần nào nếu người dân cắt giảm tiêu dùng hàng ngoại, tức là giảm nhập khẩu (IM↓). Sự sụt giảm này còn tiếp tục bị khuyếch đại bởi yếu tố tâm lý trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân cảm thấy rủi ro ngày một gia tăng ở cấp độ toàn cầu, dẫn đến sự điều chỉnh giảm tiêu dùng và đầu tư một cách thái quá,
không phù hợp với mức điều chỉnh tối ưu. Điều này tạo cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của Chính phủ để khôi phục lại các hành vi kinh tế ở mức tối ưu theo nguyên tắc là kích thích khi thị trường quá “sợ hãi” (fearful).
Các tác động tổng hợp trên đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của việt nam năm 2009 chỉ còn 5,3% giảm 0,9% so với năm 2008. Tiềm lực của nền kinh tế yếu: tổng cầu yếu -> Chính Phủ đã thông qua gói kích cầu thứ nhất để kích thích tổng cầu của nền kinh tế.