1. Kích cầu đầu tư trong nước.
Một là: Tập trung các nguồn lực tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua các biện pháp hỗ trợ lãi suất hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
Hai là: Tập trung cho những ngành và lĩnh vực yếu thế nhưng còn nhiều tiềm năng phát triển toàn diện, tăng trưởng cao, hấp thụ vốn nhanh, trước hết là nông nghiệp, nông dân và nông thôn.Tăng cường và ưu tiên kích cầu cho nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Khu vực nông nghiệp chiếm hơn 70% lao động xã hội. Đây cũng là khu vực ít chịu tác động trực tiếp của cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên nếu được ưu tiên đầu tư thỏa đáng sẽ có bước phát triển mới, không chỉ tăng nhanh nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, tăng giá trị GDP bù đắp phần nào cho sự giảm sút từ công nghiệp và dịch vụ, mà còn tạo thêm chỗ làm mới để thu hút lao động thất nghiệp từ thành phố, từ các khu công nghiệp trở về nông thôn làm việc. Một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đầu tư vốn, khoa học - công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thông qua gói kích cầu của Chính phủ.
Ba là: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư, phân cấp rõ ràng
thẩm quyền của các cơ quan trong việc ra quyết định đầu tư, có sự phối hợp giữa các đơn vị để cùng thực hiện.
2. Giải pháp kích cầu đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất: nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư, Chính
phủ cần chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân...
Thứ 2: là nhóm giải pháp về quy hoạch. Theo đó, công bố rộng rãi các quy
hoạch đã được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, quán triệt và thực hiện thống nhất quy định của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch...
Thứ 3: là nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, bao gồm tổng rà soát, điều chỉnh,
phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường năng lực cạnh
tranh.
Thứ 4: là trong nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, Chính phủ yêu cầu hoàn
thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN đào tạo lao động ở các trình độ, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.
Thứ 5: là nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý Nhà nước đối
với hoạt động ĐTNN. Theo đó, Trung ương và địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án ĐTNN. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐTNN, tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN...
Thứ 6: là nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, gồm nghiên cứu đề xuất chính
sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm, tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình kinh tế đầu tư _ PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Phạm Văn Hùng.
2. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam_Tạp chí kinh tế và phát triển.
3. Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Ngân hàng nhà nước_J.keynes. 4. Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư ở Việt Nam_ http://www.doko.vn/luan- van/thuc-trang-va-giai-phap-kich-cau-dau-tu-o-viet-nam-122740
5. Kích cầu_wikipedia tiếng việt http://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADch_c %E1%BA%A7u
6. Kích cầu cũng có nguyên tắc_ http://www.thesaigontimes.vn/15512/Kich-cau- cung-co-nguyen-tac.html
7. Cần nhận rõ ưu điểm và tác động tiêu cực của “kích cầu” - TS Nguyễn Minh Phong, 2009: http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Y-kien-chuyen-gia/114/Can- nhan-ro-uu-diem-va-tac-dong-tieu-cuc-cua-kich-cau
8. Chính sách kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam – Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, 2009