Chúng tôi thấy số bệnh nhi NKĐN gặp nhiều vào các tháng 3, 4 (37,8%). Có lẽ do khí hậu chuyển mùa rõ hơn ở 2 tháng này nóng ẩm làm số lần đi tiểu giảm hơn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hơn (biểu đồ 3.3).
4.2. Đặc điểm lâm sμng
4.2.1. Lý do vào viện
Theo nghiên cứu của chúng tôi 57/72 bệnh nhi vào viện có sốt là 79,16% ở các mức độ khác nhau. Theo Lê Nam Trà và cộng sự, tỷ lệ gặp triệu chứng sốt là 75% [18]. Theo Nguyễn Thị ánh Tuyết, sốt là triệu chứng phổ biến (76,79%) tuy vậy vẫn còn (23,21%) NKĐN không có sốt.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhi NKĐN d−ới tỷ lệ bệnh nhi có RLBĐ 47,2% xấp xỉ với nghiên cứu của Nguyễn Thị ánh Tuyết (46,43%) [20]. Hồ Viết Hiếu (86,66%) [7] nh−ng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Nam Trà (30%) [18].
4.2.2. Các triệu chứng lâm sàng của NKĐN
Nghiên cứu của chúng tôi 79,16% bệnh nhân có triệu chứng sốt, trong đó triệu chứng sốt cao và sốt kèm theo rét run chiếm tỷ lệ lớn 38,9%.
Ba bệnh nhân (4,3%) trong tổng số bệnh nhân chỉ có triệu chứng sốt kéo dài đơn thuần, không kèm theo triệu chứng rối loạn bãi đái. Chúng tôi chẩn đoán NKĐN chỉ nhờ vào xét nghiệm n−ớc tiểu. Nh− vậy đứng tr−ớc bệnh nhân có sốt kéo dài cần phải xét nghiệm n−ớc tiểu để loại trừ NKĐN.
Khoa Nhi Bệnh viện Nhi Trung −ơng Huế nghiên cứu 150 bệnh nhân NKĐN (1996), thấy hội chứng nhiễm trùng nh− sốt, mệt mỏi, chán ăn... chiếm tỷ lệ 53,33% [7].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng nh− tác giả khác thấy rằng sốt là triệu chứng phổ biến trong NKĐN, nh−ng không phải là triệu chứng đặc hiệu. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ 20,1% bệnh nhân không có sốt.
* Triệu chứng rối loạn bãi đái.
Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy triệu chứng đái đục chiếm tỷ lệ 33,3% có rối loạn bãi đái (khóc khi đái, đái rắt, đái buốt, đái rặn) 23,6%; 20,8%; 16,7%, 9,7%, đái máu 9,7%.
ở nghiên cứu khác Lê Thị Bích và cộng sự (1985) thấy triệu chứng này chiếm tỷ lệ trên d−ới 50%, còn theo Hồ Viết Hiếu (1996) lại thấy chiếm tới 86,66% [7].
Nh− vậy triệu chứng rối loạn tiểu tiện thay đổi theo nghiên cứu của từng tác giả. Nó là triệu chứng rất có giá trị gợi ý cho chẩn đoán NKĐN, việc khai thác các triệu chứng này không phải dễ ở trẻ nhỏ, hơn nữa sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình ch−a phải hoàn toàn tốt, nên nhiều khi không giúp đ−ợc bác sĩ phần tìm hiểu bệnh sử, cũng nh− nhiều tr−ờng hợp bệnh bị bỏ sót không đ−ợc đến viện khám và điều trị.
* Các triệu chứng khác
Nghiên cứu của chúng tôi thấy các triệu chứng toàn thân nh− (da xanh chiếm tỷ lệ 22,2%, kém ăn 15,3%, nôn 11,1%, ỉa chảy 5,6%, đau vùng thắt l−ng 4,2%, chậm tăng cân 4,2%): 62,6%. Lê Nam Trà và cộng sự (1976) thấy triệu chứng sút cân: 80%.
4.2.3. NKĐN phối hợp với bệnh khác
20/72 (27,77%) bệnh nhi NKĐN trong nghiên cứu của chúng tôi kèm theo bệnh lý khác (bảng 3.3) (suy dinh d−ỡng NKHHC, tiêu chảy cấp....).
Nguyễn Thị ánh Tuyết thấy nếu 48,21% nhiễm khuẩn các bệnh khác trong nghiên cứu NKĐN của mình (n = 172) [25].