PHƢƠNG HƢỚNG SỬ DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA LỆ LÀNG

Một phần của tài liệu Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay (Trang 71)

3.1.1. Phát triển kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phá vỡ tính biệt lập khép kín của làng xã cổ truyền

Nƣớc ta đi lên CNXH bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa với một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc là chủ yếu. Đây là cơ sở cho sự tồn tại những tƣ tƣởng, tập quán thói quen, cách suy nghĩ và hành động theo lệ làng.

Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử để giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, rằng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định; đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Do đó, vận dụng nguyên lý ấy vào thực tiễn, muốn nâng cao ý thức pháp luật, cải thiện đời sống pháp luật của ngƣời nông dân, phát huy dân chủ ở nông thôn trƣớc hết chúng ta phải thực hiện kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội cơ sở một cách nhanh chóng và vững chắc, phá vỡ tính biệt lập, khép kín của làng xã cổ truyền.

Từ khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, chủ trƣơng "phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN" đã tác động sâu sắc vào lĩnh

vực nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc tạo ra hình ảnh một làng quê mới. Sự ra đời của nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu của sản xuất hàng hóa đòi hỏi ngƣời nông dân phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Từ sản xuất để dùng đến sản xuất

để bán và để mua, ngƣời nông dân phải năng động, tự chủ, học tính toán, học cách làm ăn mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế thị trƣờng cũng đòi hỏi ngƣời nông dân phải có khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, họ không thể trông chờ nhiều vào sự trợ giúp của cộng đồng nhƣ trƣớc nữa. Kinh tế thị trƣờng cũng đòi hỏi ngƣời nông dân phải biết cái gì đƣợc làm, cái gì không đƣợc làm. Ngƣời nông dân phải tìm đến pháp luật, họ phải có ý thức pháp luật. Họ phải tự làm chủ, tự khẳng định nhân cách của mình - một nhân cách pháp luật, nhân cách dân chủ.

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhƣ Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trƣờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, trƣớc hết là công nghệ sinh học, đƣa thiết bị, kỹ thuật vào công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trƣờng [6].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [6].

Sở dĩ cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao mức sống cho nhân dân, chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế ở các địa phƣơng theo hƣớng sản xuất công nghiệp, theo hƣớng chuyên môn hóa, tập trung nhân lực chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền sản xuất nhỏ, phân tán, chậm phát triển sang sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) sẽ có tác dụng to lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân hiện nay, điều đó thể hiện: Nó trực tiếp làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của ngƣời nông dân trong cộng đồng làng xã và cán bộ cơ sở (xã) về pháp luật.

Bởi lẽ, đối với ngƣời nông dân ở nƣớc ta từ bao đời này đều có nhu cầu bức thiết đó đời sống vật chất trƣớc hết là lƣơng thực, thực phẩm no đủ, ổn định, do vậy vấn đề nâng cao đời sống dân sinh kinh tế cho ngƣời dân luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp ủy đảng, chính quyền trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Cũng chính từ thực trạng khó khăn do thiếu hiểu biết về khoa học - kỹ thuật, về phát triển kinh tế của nông dân cộng với sự lúng túng của cán bộ cơ sở trong việc tháo gỡ vƣớng mắc cần đƣợc giải quyết nhằm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phƣơng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực mới khắc phục đƣợc tình trạng ấy.

Bƣớc vào thời kỳ kinh tế thị trƣờng, cùng với sự thiếu thông tin, cơ sở vật chất thiếu thốn, ngƣời nông dân rất muốn phát triển kinh tế nhƣng rất bế tắc về cách giải quyết. Vì vậy, ở địa phƣơng nào mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, mở rộng học tập, giao lƣu, tạo lƣu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nơi đó sẽ làm nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, cách làm của ngƣời nông dân và cả cán bộ, đảng viên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa,

tăng năng suất vật nuôi cây trồng, cho giá trị kinh tế cao thực sự làm cho ý Đảng hợp với lòng dân. Đây cũng chính là cơ sở đòi hỏi ngƣời nông dân phải am hiểu pháp luật mới biết đƣợc những chính sách và quy định của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế.

Tác giả xin đơn cử thực tế ở 2 địa phƣơng về tác động mạnh mẽ của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm vừa qua nhƣ sau:

- Khảo sát đánh giá nhu cầu pháp luật của nông dân ở 3 xã (Vũ Lâm, Nhân Nghĩa và Xuất Hóa) huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cho thấy do chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, đồng bào các dân tộc (Mƣờng, Thái) ở đây cơ bản vẫn sản xuất theo lối độc canh, tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, manh mún, nhỏ lẻ, lƣu thông phân phối chậm chạp, trong tâm lý ngƣời dân tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, tuy yên ổn về xã hội nhƣng đời sống kinh tế ngƣời dân rất thấp kém, do đó việc nâng cao ý thức về pháp luật là một trong những khó khăn cần đƣợc giải quyết, vì nó liên quan trực tiếp đến công cuộc xóa đói giảm nghèo của ngƣời nông dân ở những địa phƣơng này.

Qua khảo sát 100 hộ gia đình thì mới có 17 gia đình biết một vài mục về vay vốn sản xuất, đối tƣợng này chủ yếu là gia đình cán bộ cơ sở hoặc có ngƣời là cán bộ hƣu trí hoặc thoát ly [30].

Cùng với nội dung khảo sát trên, nhƣ 3 xã Gia Xuyên, Hồng Hƣng, Thạch Khôi huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng thì ngƣời nông dân nhận thức khác nhau, có tới 99/100 số hộ biết các thủ vục vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế. Do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi cây trồng theo hƣớng sản xuất hàng hóa (cánh đồng 50 triệu đồng/ha) nên khi hỏi về một số văn bản pháp luật nhƣ Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai, Luật Giao thông, Quy chế dân chủ cơ sở, Pháp lệnh tín dụng ngân hàng, Pháp lệnh thú y, quy định về thuế phí và lao động công ích... có tới 93-98% trả lời có biết, và cho rằng rất cần

Nhƣ vậy, biện pháp tích cực làm chuyển đổi nhanh chóng ý thức pháp luật của ngƣời nông dân đó là biện pháp kinh tế, nói cụ thể hơn đó là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện tốt chủ trƣơng này sẽ trực tiếp làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ cơ sở (xã) từ bỏ quan niệm cũ, lối tƣ duy kinh nghiệm, tƣ tƣởng phong kiến gia trƣởng sang quan niệm mới, cách làm việc khoa học, tiếp cận xử lý công việc một cách linh hoạt, bài bản, hiệu quả hơn. Đồng thời, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn sẽ làm cơ sở cho ngƣời dân đƣợc tiếp xúc với cơ chế mới, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, biết và xử lý những công việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, khắc phục tƣ tƣởng "trông chờ", "ỷ lại", thụ động và tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, làm sai pháp luật, thay vào đó là thái độ cởi mở, có chủ kiến, tinh thần tự chủ, hợp tác trong giao tiếp xã hội, quan hệ sản xuất của ngƣời nông dân ở nông thôn hiện nay.

Có thể khẳng định muốn làm thay đổi ý thức pháp luật của ngƣời nông dân phải xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu cũ sang sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đây là cơ sở để ngƣời nông dân có điều kiện cập nhật, nắm bắt, giải quyết các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Phải vận dụng sát thực tế điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng địa phƣơng, tùy từng đối tƣợng ngƣời nông dân ở địa phƣơng, vùng miền khác nhau để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, ở địa bàn nông thôn có các mối quan hệ hết sức phức tạp nhƣ họ hàng, làng xã, hƣơng ƣớc, tập tục, tín ngƣỡng tôn giáo... hết sức "nhạy cảm"... đòi hỏi phải kiên trì, sáng tạo mới có thể thực sự tạo

ngƣời nông dân. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trƣơng lớn của Đảng, để đƣa vào hiện thực cuộc sống nhân dân đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ cơ sở tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân mới có thể thực hiện đƣợc chủ trƣơng đúng đắn đó.

Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phá vỡ tính biệt lập khép kín của làng xã, xóa đi lối sống theo lệ làng của ngƣời nông dân, hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại ở nƣớc ta. Đây là yếu tố quyết định hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của lệ làng nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân.

3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền tạo môi trƣờng pháp lý để nâng cao ý thức pháp luật của nông dân

3.1.2.1. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước

Phƣơng hƣớng vừa cơ bản vừa cấp bách hàng đầu lúc này là giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của nhà nƣớc ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nƣớc. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng; quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ, dân chủ đƣợc thể chế hóa thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan.

Đề thực hiện phƣơng hƣớng trên cần triển khai các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử các cơ quan dân cử, bảo đảm cho cử tri tiếp xúc, đối thoại với ứng cử viên, có đủ thông tin để trao đổi, nhận xét, lựa chọn và bầu cử đại biểu của mình thực sự dân chủ trên cơ sở có sự lãnh đạo, hƣớng dẫn về tiêu chuẩn, cơ cấu.

hội, Hội đồng nhân dân) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện cho nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc, của địa phƣơng. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải nghiêm túc chấp hành các Quyết định của cơ quan dân cử trong trách nhiệm, quyền hạn đã đƣợc pháp luật quy định và chịu sử kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân. Nhà nƣớc giảm tối đa cơ chế xin phép - cho phép trong từng vụ việc, công khai, minh bạch, niêm yết các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị cũng nhƣ trên website cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Thứ tƣ, xác định rõ trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ năm, các cơ quan có thẩm quyền lập pháp, lập quy cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật với các chế định cụ thể, rõ ràng về quyền giám sát, kiểm tra của nhân dân trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, thu chi ngân sách, tài chính…

3.1.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội

Trƣớc hết cần nâng cao chất lƣợng hoạt động lập pháp: chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt đƣờng lối, quan điểm của Đảng trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Cần tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân, nhất là các đối tƣợng liên quan đến việc thi hành pháp luật. Các luật ban hành cần đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn

bản hƣớng dẫn mới thi hành đƣợc. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Giảm dần pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ quốc hội và nghị định của Chính phủ quy định những vấn đề chƣa có luật. Những pháp lệnh, nghị định này sau một thời gian thực hiện, đƣợc kiểm nghiệm là đúng thì hành chỉnh để chuyển thành luật. Phấn đấu trong một thời gian nhất định nhà nƣớc có thể quản lý đất nƣớc chủ yếu bằng các đạo luật.

Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực quyết định các vấn đề trọng đại của đất nƣớc; nâng cao chất lƣợng giám sát của Quốc hội; tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy.

3.1.2.3. Tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước

Mục tiêu của cải cách hành chính: Nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc nhà nƣớc, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội.

Cải cách hành chính đƣợc coi là nhiệm vụ trung tâm của cải cách bộ máy nhà nƣớc, bởi vì, hành chính là khâu tổ chức thực hiện đƣờng lối chính

Một phần của tài liệu Lệ làng truyền thống trong quá trình hình thành ý thức pháp luật của nông dân Việt Nam hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)