NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO NÔNG DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.2.1. Những tác động tích cực
Là sự phản ánh "văn hóa làng", tinh thần "dân chủ làng xã", giá trị của lệ làng xƣa thể hiện ở những phong tục tập quán tốt đẹp còn tác động đến nhiều mặt của đời sống tinh thần nói chung, tới việc hình thành tới ý thức pháp luật của ngƣời nông dân nói riêng trong đời sống xã hội ngày nay.
Thứ nhất, lệ làng đề cao tinh thần trách nhiệm của con người trước cộng đồng: gia đình - họ hàng - làng - nƣớc.
Lệ làng khuyên răn mọi ngƣời ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, giữ gìn nề nếp gia phong, trên kính dƣới nhƣờng. Cha mẹ phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái. Con phải phụng dƣỡng cha mẹ lúc ốm đau, khi già cả.
Gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế cơ sở của cộng đồng. Gia đình có nhiệm vụ giáo dục cho các thành viên từ tuổi ấu thơ đến lúc trƣởng thành thấm nhuần và làm theo các chuẩn mực truyền thống "trên kính dưới nhường", "mẹ dạy con khéo, cha dạy con khôn", "thuận vợ thuận chồng", "chị ngã em nâng", "con thảo cháu hiền"... gia đình cũng là nơi cần luôn luôn chú
Những năm gần đây, cái nôi gia đình truyền thống đang có những biến động và rạn nứt. Nhiều ngƣời cho rằng đạo đức, nề nếp gia đình đang suy thoái, thuần phong mỹ tục xuống cấp, quan hệ giữa các thành viên gia đình dòng họ không còn bị chi phối bởi các chuẩn mực trƣớc đây nữa. Ở một bộ phận, quan hệ cha mẹ - con cái căng thẳng, anh em bất hòa, mẹ chồng nàng dâu xung đột, tình trạng ly hôn tăng, một bộ phận thanh thiếu niên sa sút về đạo đức. Sự biến đổi này của ý thức đạo đức đang gióng những tiếng chuông báo động đòi hỏi phải khôi phục những nét đẹp truyền thống mà gia đình xƣa đã hun đúc nuôi dƣỡng để hình thành ý thức pháp luật, ý thức công dân mà trƣớc hết là nghĩa vụ trách nhiệm đối với gia đình.
Thứ hai, từ trách nhiệm đối với gia đình, những chuẩn mực giá trị nền
tảng còn đƣợc mở rộng thành những quan hệ tốt đẹp trong họ hàng - xóm làng rồi lan tỏa ra cả cộng đồng quốc gia - dân tộc. Đoàn kết tƣơng thân tƣơng ái giúp nhau trong cơn hoạn nạn, giữ gìn tình làng nghĩa xóm là nét đẹp trong làng quê ngƣời Việt. Việc quy định trách nhiệm của cá nhân với các công việc trong làng, hƣơng ƣớc cùng với dƣ luận và các quan niệm về đạo đức làng xã đã tạo ra sự giám sát của cộng đồng đối với mọi cá nhân. Bằng sự giám sát đó, mỗi ngƣời phải có ý thức sống vì xóm làng, mọi giá trị của cá nhân phải hƣớng vào giá trị của cộng đồng. Trong quá trình đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc vun đắp những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp, thể hiện thành chuẩn mực ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội, với thiên nhiên luôn luôn đƣợc Đảng và nhân dân ta coi trọng.
Nét đẹp truyền thống, ý thức trách nhiệm này nay đƣợc thể hiện ở những phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo. Từ trong sâu thẳm của lịch sử, cộng đồng ngƣời Việt đã tìm ra một lẽ sống trọng nhân nghĩa, trọng lẽ phải, giàu lòng nhân ái, thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân. Lẽ sống ấy không chỉ đƣợc chứng minh trong cuộc kháng chiến
trƣờng kỳ của dân tộc chống xâm lƣợc mà còn đƣợc thể hiện ngay trong điều kiện đất nƣớc phát triển kinh tế thị trƣờng, khi mà những chuẩn giá trị đang có sự thay đổi. Lẽ sống ấy còn đƣợc thể hiện ở phong trào cả nƣớc hƣớng về miền Trung trong cơn hoạn nạn bị hai trận bão gây ra tháng 11 và 12 năm 1999; và phong trào cả nƣớc hƣớng về đồng bằng sông Cửu Long trong cơn đại hồng thủy tháng 9 - 10 năm 2000 thể hiện lƣơng tâm trách nhiệm của ngƣời dân cả nƣớc, là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dân tộc.
Thứ ba, lệ làng đòi hỏi ngƣời nông dân có ý thức trách nhiệm trƣớc
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ trật tự an ninh làng xã. Ý thức trách nhiệm với cộng đồng đã hình thành trong ngƣời nông dân ý thức dân chủ làng xã, dù rằng ý thức này dƣới chế độ thực dân phong kiến đã bị các tầng lớp trên trong làng lợi dụng. Chế độ dân chủ ở nƣớc ta thể hiện tập trung ở việc xây dựng một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, nhằm phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Làng xã là nền tảng của xã hội, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trƣơng chính sách của Đảng, luật pháp của nhà nƣớc. Trong hệ thống tổ chức nhà nƣớc, xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn, là địa bàn nông dân sinh sống, lao động sản xuất, là nơi diễn ra sự tiếp xúc và các mối liên hệ nhiều mặt giữa nhân dân với chính quyền, là nơi trực tiếp thể hiện quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ gắn bó mật thiết với các quyền tự do, bình đẳng và hạnh phúc của con ngƣời. Nội dung quan trọng nhất của dân chủ là mọi ngƣời đều phải đƣợc bình đẳng tham gia vào các công việc của xã hội, đƣợc bàn bạc và quyết định những công việc chung của cộng đồng.
Thứ tư, tinh thần "dân chủ làng xã" còn đƣợc thể hiện ở tính chủ
động của làng trong việc bảo vệ an ninh thôn xóm, thực hiện vai trò tự quản của nông dân.
tự nó giải quyết việc bảo vệ an ninh cộng đồng. Làng tổ chức ra các đội "tuần
phiên" thực hiện tuần tra canh gác "nội hương ấp, ngoại đồng điền" duy trì
trật tự trị an. Từng làng có quy định riêng để ngăn ngừa và xử phạt các vụ đánh chửi nhau, tệ rƣợu chè, cờ bạc, trộm cắp, quan hệ nam nữ bất chính... Những quy định đó đã phát huy vai trò tự quản của ngƣời nông dân, làm cho trong từng lũy tre xanh đó duy trì đƣợc cuộc sống có trật tự, bình yên. Phải chăng nhờ tự quản mà ngƣời nông dân xƣa ít vi phạm pháp luật? Theo Bùi Xuân Đính, trong 80 vụ án đƣợc ghi lại qua các triều đại phong kiến thì đối tƣợng phạm tội là nông dân chỉ có 4 vụ [8]. Đƣơng nhiên đó mới chỉ là những vụ án sử sách phong kiến ghi lại và còn xa mới phản ánh đầy đủ. Mặt khác, những tội danh: tham nhũng, nhận hối lộ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả xấu... ngƣời nông dân không thể mắc, còn những vụ mà dân vi phạm chỉ thƣờng là trộm cắp, đánh chửi nhau đã đƣợc làng xã che giấu để "tự xử". Nhƣng có điều chắc chắn là thông qua quan hệ họ hàng - làng xóm và bằng dƣ luận đã lên án phê phán những thói hƣ tật xấu và bằng tình làng nghĩa xóm đã "hòa giải"
những xích mích, xung đột bằng những lời khuyên nhƣ "một sự nhịn, chín sự
lành" vì đều là bà con, dây mơ rễ má "trong họ, ngoài làng" với nhau.
Khi đất nƣớc chuyển sang cơ chế thị trƣờng, điều đáng lo ngại ở nông thôn không phải là buôn lậu, hàng giả, mà khi đƣợc hỏi, ngƣời nông dân làng xã cho rằng điều đáng lo ngại nhất là: nạn cờ bạc, rƣợu chè, số đề. Từ cờ bạc, rƣợu chè mà sinh ra trộm cắp đánh chửi nhau mất đi tình làng nghĩa xóm, vi phạm pháp luật [34]. Vì vậy sử dụng tinh thần "dân chủ làng xã", tạo ra dƣ
luận xã hội lành mạnh để hạn chế những tiêu cực, vi phạm pháp luật ở nông thôn sẽ không chỉ tạo nên hiệu quả quản lý xã hội, mà còn phát huy tính tích cực của ngƣời nông dân trong công cuộc xây dựng CNXH.
Công cuộc đổi mới thực hiện dân chủ hóa xã hội ở nƣớc ta thực tế cho thấy, ở đâu dân đƣợc "biết" đƣợc "bàn", đƣợc tham gia vào các hoạt động
của địa phƣơng, các tổ chức tự quản của nhân dân đƣợc phát huy thì ở đó có nhiều gia đình văn hóa và làng xã trở thành làng văn hóa, ngƣời nông dân sống có văn hóa, tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cộng đồng. Tìm hiểu những làng văn hóa đều nhận thấy một số nét chung: Có "quy ước văn hóa làng" các tổ chức quần chúng hoạt động có hiệu quả và bầu không khí dƣ
luận xã hội lành mạnh. "Quy ước làng văn hóa" là sự kế thừa những tập
quán tốt đẹp của lệ làng xƣa và đã phát huy tác dụng tích cực của nó. Ở Hải Dƣơng giữ gìn trật tự trị an làng xóm, tệ nạn xã hội giảm, một số nơi không có xảy ra vi phạm pháp luật, tăng cƣờng bảo vệ tài sản của công và của cộng đồng [33]. Còn tại Bắc Giang ở các làng thực hiện tốt quy ƣớc thì tình hình an ninh trật tự ổn định, không xảy ra các vụ vi phạm pháp luật nhƣ lấn chiếm đất đai... các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan bị đẩy lùi, tình đoàn kết trong xóm ngoài làng ngày càng bền chặt, vai trò của các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể đƣợc nâng cao... [28].
Rõ ràng những phong tục tập quán tốt đẹp, những yếu tố tích cực của lệ làng xƣa nếu đƣợc phát huy sẽ có tác dụng trong việc quản lý xã hội, thực hiện dân chủ hóa góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân.
2.2.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của lệ làng
Là sản phẩm của xã hội phong kiến và là "bộ luật" của những "cái thế giới bé nhỏ sống cách biệt với bên ngoài" [8], lệ làng đã để lại cho làng xã và
ngƣời nông dân nhiều mặt hạn chế tiêu cực ảnh hƣởng đến quá trình hình thành ý thức pháp luật XHCN của ngƣời nông dân, cản trở đáng kể cho việc xây dựng trong thực tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật.
Thứ nhất, sự hiện tồn các tàn tích của lệ làng góp phần làm tăng thêm các hủ tục nặng nề tốn kém trong cƣới xin, ma chay, khao vọng, hội lễ. Với
đám cƣới truyền thống thủ tục qua nhiều bƣớc: dạm ngõ, ăn hỏi, thách cƣới, đón dâu, lại mặt, phải bày cỗ bàn để mời họ hàng bạn bè, làng xóm. Trong
đám tang thời trƣớc, nhiều làng quy định tang chủ phải làm cơm mời làng ăn trƣớc khi cử hành chôn cất. Theo lệ làng xƣa thì những ngƣời đỗ đạt, đƣợc bổ dụng hoặc đƣợc chức tƣớc, ngƣời đến tuổi lên lão... đều phải "khao làng" mới có đƣợc ngôi thứ ở đình vì "vô vọng bất thành quan". Nhiều ngƣời lo
xong công việc, có đƣợc một cái tiếng, cái "danh" với làng đã phải khuynh
gia bại sản "được chỗ ngồi trôi chỗ ở" nhƣ Ngô Tất Tố đã từng miêu tả trong
"việc làng". Hậu quả của nó là tạo ra tƣ tƣởng ganh đua, bon chen nhau biến
phong tục thành hủ tục. Việc cƣới, việc tang, khao vọng... lúc đầu rất đơn giản, vốn để cho cộng đồng chứng giám công nhận việc trƣởng thành (việc cƣới) hay thành đạt (khao vọng) và bƣớc cuối cùng của đời ngƣời (tang lễ). Dần dần, chúng mất đi cái ý nghĩa lành mạnh ban đầu bởi tƣ tƣởng ganh đua
"con gà tức nhau tiếng gáy" dẫn tới phá lệ trở thành gánh nặng đối với
ngƣời nông dân. Việc cƣới, tang, khao vọng, thƣờng liên quan tới cỗ bàn ăn uống, tới vị thế, uy tín, và danh dự của mỗi ngƣời trong các mối quan hệ họ hàng - làng xóm. Do vậy, tạo ra cho ngƣời nông dân "óc xôi thịt" coi miếng
ăn ở chỗ cộng đồng là quan trọng "một miếng giữa làng hơn sàng xó bếp",
nảy sinh sự phân biệt giữa cỗ nhà này với cỗ nhà khác. Các hủ tục đó còn là cơ sở để tạo ra những tƣ tƣởng lạc hậu, những quan hệ xã hội thiếu lành mạnh. Với đám cƣới, con gái phải "có giá" do đó phải thách nặng cƣới to,
nhà trai lo cƣới xong lâm vào cảnh nợ nần túng thiếu nảy sinh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng... Với đám tang, khuynh hƣớng làm ma to để "báo biếu bố mẹ", để "được tiếng" với dân làng, nhƣng trong nhiều
trƣờng hợp khi bố mẹ còn sống thì vô trách nhiệm "lúc sống thì chẳng cho ăn, đến khi bố (mẹ) chết, làm văn tế ruồi"... Những hủ tục đó đã bị phê phán,
lên án từ những năm trƣớc đây. Nhƣng gần đây nó đang có xu hƣớng phục hồi với những đám cƣới mời "cả làng", ăn uống ba, bốn ngày với hàng trăm mâm cỗ, và cả những đám tang cũng đƣợc tổ chức nhƣ vậy. Đây vừa là hình
thức "trả nợ miệng" và không hiếm trƣờng hợp những ngƣời có chức có
quyền lợi dụng tổ chức đám cƣới cho con để nhận hối lộ dƣới dạng "quà mừng". Còn trong những đám tang ngƣời ta không phải đến để tiễn đƣa
ngƣời quá cố mà để bày tỏ "tình cảm" với ngƣời sống nhƣ Lê Lựu đã mô tả đám tang bố ông bí thƣ huyện ủy trong "Thời xa vắng". Những hủ tục đó
không chỉ để lại hậu quả kinh tế trong điều kiện đất nƣớc còn nghèo, ngƣời nông dân còn vật lộn để kiếm miếng ăn và nuôi con ăn học mà còn tác động tiêu cực đến tƣ tƣởng tinh thần của họ trong công cuộc xây dựng CNXH, làm suy giảm lòng tin của họ đối với pháp luật.
Thứ hai, lệ làng làm nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương bằng việc
khẳng định trong lệ làng xƣa "nước có luật nước, làng có ước lệ của làng" nhƣ một "tuyên ngôn" khẳng định quyền tự trị của mỗi làng. Tuyên ngôn đó đã hình thành ở ngƣời nhân dân thói quen sống theo lệ làng chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình mà ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và của cả nƣớc.
Trong tiềm thức của ngƣời nông dân trƣớc đây, làng với cơ sở kinh tế tự cấp tự túc, với kiểu tổ chức xã hội riêng cùng các tập tục về ma chay, cƣới xin, lễ hội, thành hoàng và cả "ngôn ngữ" riêng, nghĩa vụ của cá nhân với
cộng đồng (và ngƣợc lại) đã đƣợc thể chế hóa bằng lệ làng. Do đó, làng là tất cả, là "bầu trời riêng" của ngƣời nông dân. Từ bao đời, ngƣời nông dân chỉ
quen sống và quan tâm tới lệ tục, lề thói của làng mình và phải có "nghĩa vụ và trách nhiệm" bảo vệ những giá trị của làng. Sự phân biệt giữa "làng" với "nước" với "thiên hạ" đã làm nảy sinh sự đối lập giữa "làng mình" với "thiên hạ". Câu nói cửa miệng của ngƣời nông dân "phép vua thua lệ làng" một mặt,
phản ánh tâm trạng thờ ơ coi thƣờng pháp luật, mặt khác cũng thể hiện sự hoài nghi của họ đối với hiệu quả của pháp luật trƣớc sự thao túng của bộ máy làng xã trƣớc đây. Tiêu thức và thói quen đó vẫn đôi khi bộc lộ trong đời sống xã hội ngày này. Khi bộ máy quản lý ở địa phƣơng nào đó yếu kém thì thói quen
của lệ làng xƣa có dịp trỗi dậy, dễ nảy sinh tình trạng vô chính phủ trong nông dân. Ý thức về cộng đồng làng đã tạo ra tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng, ăn sâu vào tiềm thức thức ngƣời nông dân làm cho họ nhiều khi có những hành động
"quá khích" vì "danh dự của làng" mà mù quáng kéo cả làng lao vào những
tranh chấp ẩu đả với làng khác. Nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài giữa các làng trong một xã, giữa các làng trong một huyện thời gian vừa qua là những biểu hiện tiêu cực tàn dƣ của lệ làng.
Tính tự trị, tự quản tƣơng đối hoàn chỉnh của làng xã và óc cục bộ của ngƣời nông dân xƣa kia nhiều khi làm cho họ chỉ thấy lợi ích chật hẹp của