VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
1.2.1. Nguồn gốc và những đặc trƣng cơ bản của pháp luật
1.2.1.1. Nguồn gốc của pháp luật
Theo học thuyết Mác - Lê nin, nhà nƣớc và pháp luật là hai hiện tƣợng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị xã hội, là hai ngƣời bạn đồng hành có số phận lịch sử nhƣ nhau: cùng xuất hiện, cùng tồn tại và phát triển, cùng tiêu vong khi nhân loại đã tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Đó là khi xã hội xuất hiện chế độ tƣ hữu, có sự phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp với sự tồn tại của nhà nƣớc và các quan hệ chính trị với những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa đƣợc. Trong xã hội nguyên thủy chƣa có nhà nƣớc và vì vậy cũng chƣa có pháp luật, nhƣng cũng cần phải có một trật tự nhất định để tồn tại và phát triển. Sự giao lƣu trong sản xuất, phân phối, trao đổi sản phẩm và các hoạt động tinh thần đòi hỏi mọi ngƣời phải tuân theo những chuẩn mực, những quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự chung đó chính là các quy phạm xã hội bao gồm: tập quán, các tín điều tôn giáo, các quy phạm đạo đức. Các quy phạm này mặc dù chƣa phải là pháp luật nhƣng nó phù hợp với lợi ích của cộng đồng đƣợc mọi thành viên trong cộng đồng thực hiện một cách tự nguyện trong các hành vi ứng xử và trở thành thói quen chấp hành, trở thành ý thức cộng đồng.
Dần dần, với quá trình phát triển sản xuất, xuất hiện tƣ hữu và phân hóa giai cấp, nhiều quy phạm xã hội trong chế độ cộng sản nguyên thủy không
còn phù hợp với lợi ích của giai cấp giàu có (giai cấp chiếm số lƣợng ít trong xã hội so với giai cấp nghèo). Do đó, khi nắm đƣợc địa vị thống trị trong xã hội, tự tổ chức thành nhà nƣớc, giai cấp thống trị chỉ thừa nhận những quy phạm xã hội nào phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Các quy phạm xã hội (trong đó đa phần là tập quán) đƣợc giai cấp thống trị - nhà nƣớc, thừa nhận đƣợc gọi là tập quán pháp. Đó là con đƣờng thứ nhất, con đƣờng sớm nhất hình thành nên pháp luật đầu tiên trong lịch sử. Tập quán pháp cũng là loại pháp luật phổ biến nhất trong những nhà nƣớc đó.
Là tổng thể những quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, xã hội càng không phải là một hiện tƣợng bất biến mà luôn luôn thay đổi, phát triển. Khi nhà nƣớc mới xuất hiện các quan hệ xã hội phát triển tăng đột biến cả về nội dung và số lƣợng, trong đó đáng chú ý là sự xuất hiện những quan hệ mới đặc thù cho xã hội có giai cấp. Đƣơng nhiên, chƣa có quy tắc tập quán làm tiêu chuẩn cho những ứng xử trong những quan hệ này và nhiều quan hệ trong số đó chƣa có quy định của nhà nƣớc điều chỉnh do khả năng ban hành pháp luật của nhà nƣớc còn vô cùng hạn chế. Trong trƣờng hợp đó cơ quan hành pháp và xét xử phải tự mình phán xét những vụ việc cụ thể phát sinh trên cơ sở lợi ích giai cấp và năng lực cá nhân. Những cách phán xét đó nếu tốt, phù hợp, có thể trở thành khuôn mẫu cho chính cơ quan đó hoặc các cơ quan khác để giải quyết những vụ việc tƣơng tự sau đó. Cách phán xét – giải quyết nhƣ vậy đƣợc gọi là tiền lệ pháp. Và đây là con đƣờng thứ hai, cũng rất phổ biến, hình thành nên pháp luật đầu tiên trong lịch sử.
Nhƣng với kinh nghiệm đƣợc tích lũy dần trong quá trình tồn tại và phát triển, nhà nƣớc ngày càng chú trọng xây dựng và ban hành những quy tắc xử sự mới để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng mới phát sinh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những quy tắc bảo vệ, củng cố chế độ tƣ hữu của giai cấp giàu có (chủ nô, phong kiến) và bảo vệ địa vị thống trị, đặc quyền
của giai cấp đó trong xã hội. Cũng có những loại quy định mới điều chỉnh những quan hệ xã hội trƣớc đây đƣợc điều chỉnh bằng tập quán mà dƣới con mắt của nhà nƣớc những tập quán đó không còn phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, cần thiết phải quy định lại cho chặt chẽ hơn. Đây là con đƣờng thứ ba hình thành nên pháp luật. Loại pháp luật hình thành bằng con đƣờng này có thể tồn tại dƣới dạng bất thành văn, sau đó cùng với sự hoàn thiện của chữ viết và văn bản chúng đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản pháp luật.
Cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nƣớc, hệ thống pháp luật ngày càng phát triển hơn, nhất là hệ thống văn bản pháp luật và pháp luật ngày càng đóng vai trò to lớn trong xã hội, là công cụ chủ yếu trong tay nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội, bảo đảm trật tự, ổn định xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị.
1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật
a) Tính bắt buộc chung
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, tức là hệ thống quy phạm. Mọi loại quy tắc xử sự đều là khuôn mẫu hành vi mà một phạm vi các cá nhân, tổ chức nhất định phải tuân theo. Nhƣng quy phạm pháp luật thì mang tính bắt buộc phải tuân theo đối với mọi đối tƣợng thuộc phạm vi quản lý của nhà nƣớc, bất kể thuộc dòng họ, địa phƣơng, bất kể giới tính, dân tộc, tôn giáo... Nghĩa là pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung.
b) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Những quy phạm tập quán, luân lý đạo đức, tín điều tôn giáo... nhiều khi có hình thức không xác định vì đa phần không thành văn, hoặc có thành văn thì cũng không chặt chẽ, cũng giống nhƣ quy phạm của nhiều tổ chức xã hội. Nhƣng pháp luật thì mang tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức (cả về hình thức pháp lý và hình thức cấu trúc), vì pháp luật bao gồm những quy phạm đƣợc thể hiện thành văn bản rõ ràng, ngay cả đối với tập quán pháp thì
chí ít cũng phải nhắc tới tên loại quy tắc tập quán đó trong văn bản của nhà nƣớc. Đặc biệt, nếu là văn bản pháp luật thì phải mang những tên gọi xác định và chỉ do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành; và điều đó đƣợc quy định trong chính các văn bản pháp luật. Nghĩa là pháp luật mang tính xác định chặt chẽ về hình thức pháp lý; văn bản pháp luật đƣợc viết bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không đa nghĩa; cấu trúc chặt chẽ và đa phần cấu trúc đó đƣợc mẫu hóa bởi chính cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc, nghĩa là pháp luật mang tính xác định chặt chẽ về hình thức cấu trúc.
c) Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước
Nhà nƣớc ban hành pháp luật thì nhà nƣớc phải bảo đảm để pháp luật đƣợc thực hiện, và về nguyên tắc, nhà nƣớc chỉ có trách nhiệm pháp lý (tức là trách nhiệm do chính pháp luật quy định) bảo đảm thực hiện pháp luật mà thôi, tuy rằng trên thực tế nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện nhiều loại quy phạm xã hội khác, từ những phong tục, tập quán, quy tắc tôn giáo tiến bộ cho đến quy định của các tổ chức xã hội, đặc biệt là những đƣờng lối, chính sách của Đảng lãnh đạo. Nhƣng đặc trƣng đƣợc bảo đảm bằng nhà nƣớc của pháp luật mang tính đặc trƣng riêng.
Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện pháp luật bằng hai cách:
Một là, nhà nƣớc tạo điều kiện, giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hƣớng dẫn, khuyến khích, tổ chức hoặc cung cấp cơ sở vật chất... để các chủ thể có liên quan tự mình thực hiện pháp luật. Ở khía cạnh này có thể hiểu rộng ra rằng chính nhà nƣớc bằng trí tuệ và uy tín của mình là ngƣời bảo đảm tính khoa học, hợp lý của pháp luật, khiến cho pháp luật có khả năng thực hiện thuận lợi trong cuộc sống. Nhà nƣớc cũng bảo đảm hoặc góp phần bảo đảm thực hiện các quy phạm xã hội khác bằng cách này.
Hai là, pháp luật là hình thức thể hiện tập trung nhất ý chí của nhà nƣớc, do đó nó luôn mang tính cƣỡng chế nhà nƣớc – nếu nó không đƣợc
thực hiện một cách tự nguyện thì nhất thiết nhà nƣớc sẽ áp dụng cƣỡng chế. Dƣới chủ nghĩa xã hội, mặc dù nhà nƣớc ít sử dụng các biện pháp cƣỡng chế mà chủ yếu sử dụng các biện pháp thuyết phục, nhƣng tính cƣỡng chế nhà nƣớc vẫn là nội dung cơ bản trong thuộc tính này của pháp luật. Để thực hiện các quy phạm xã hội khác thì không thể áp dụng cƣỡng chế nhà nƣớc.
Chính nhờ ba đặc trƣng trên mà pháp luật là công cụ toàn năng và có hiệu quả nhất để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của con ngƣời.
1.2.2. Sự tƣơng tác của lệ làng và pháp luật trong quá trình hình thành hành vi pháp luật
1.2.2.1. Những điểm tương đồng giữa lệ làng và pháp luật
Một là, cả lệ làng và pháp luật nhà nƣớc sinh ra với mục đích nhằm duy trì bảo đảm các hoạt động xã hội ổn định, bền vững trong một trật tự.
Hai là, các quy định của lệ làng và pháp luật nhà nƣớc đƣợc bảo đảm hiệu lực thi hành nhờ các biện pháp khen thƣởng và xử phạt rõ ràng đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Ba là, lệ làng và pháp luật đều là công cụ quản lý, lấy hoạt động xã hội là cơ sở để phản ánh và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, lệ làng và pháp luật nhà nƣớc có những quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc, làng xã; quy định về hôn nhân và gia đình và quy định về hành vi ứng xử giữa ngƣời với ngƣời, cá nhân và tập thể... Trên lĩnh vực đời sống tinh thần nhƣ văn hóa, giáo dục, tín ngƣỡng, tôn giáo... lệ làng và pháp luật nhà nƣớc đều có những quy định về cơ cấu tổ chức, nội dung và hình thức thực hiện.
1.2.2.2. Sự tương tác của lệ làng và pháp luật trong quá trình hình thành hành vi pháp luật
pháp lý Việt Nam, cho thấy rằng, vƣợt lên các hạn chế tiêu cực, về cơ bản luật nƣớc luôn gắn bó với lệ làng, vừa chi phối lệ làng, vừa chịu sự chi phối của lệ làng. Chính sự tƣơng tác qua lại giữa pháp luật và lệ làng đã tạo nên bản sắc văn hóa pháp lý Việt Nam, hình thành ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của nông dân Việt Nam.
a) Pháp luật phải dựa vào hương ước, lệ làng mà “thẩm thấu” vào đời sống xã hội
Tính chất tự trị của các làng xã Việt Nam trong lịch sử về phƣơng diện hình thức tƣởng chừng nhƣ phong tỏa quyền lực của nhà nƣớc trung ƣơng và sự hiện diện của hƣơng ƣớc dƣờng nhƣ ngăn chặn khả năng điều chỉnh của pháp luật. Nhƣng trên thực tế, cơ cấu tổ chức bộ máy tự quản của các làng xã đƣợc quy định trong các bản hƣơng ƣớc đều là công cụ “cai trị” của chính
quyền nhà nƣớc hóa thân trong các loại cơ cấu nhƣ Hội đồng kỳ mục, bộ máy lý dịch. Tƣơng tự nhƣ vậy, trong một ý nghĩa nào đó, hƣơng ƣớc trong sự phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống của từng cộng đồng. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì nhƣ lời tựa hƣơng ƣớc làng Tây Mỗ đã viết: “Đối với làng tức là đối với nước, vì góp làng lại thành nước, làng là gốc nước, làng có hay thì nước mới thịnh vậy...” [8]. Nhƣ vậy, làng là gốc nƣớc và luật nƣớc ban hành chủ
yếu là cho các làng và thực hiện ở các làng. Theo lý luận, pháp luật là các quy phạm có tính phổ biến và điển hình tạo ra các khuôn khổ pháp lý chung cho sự điều chỉnh. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý chừng ấy không thể áp dụng chung cho mọi đối tƣợng, mọi nơi trong hoàn cảnh làng xã Việt Nam tự trị và khép kín với lối sống và tập tục khác nhau. Để có thể đi vào đời sống, phát huy khả năng điều chỉnh của mình, các quy phạm của luật nƣớc phải tìm cách hóa thân vào các quy định của hƣơng ƣớc, lệ làng thông qua đó để đƣa các mục tiêu điều chỉnh của mình đến từng cộng đồng làng xã. Sự thống nhất giữa luật nƣớc và hƣơng ƣớc có thể tìm thấy trong rất nhiều bản hƣơng ƣớc cổ. Ví
nhƣ: hƣơng ƣớc làng Thổ Khối, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm đã viết: “... làng có luân lý, ăn ở cho phải đạo có khoán ước ràng buộc cho hợp lệ cũng như nhà nước có quy thức, luật lệ để khuyên răn, ngăn cấm lòng dân, chính là nghĩa trời đất sinh người đặt nước làm vậy...” [9]. Hoặc hƣơng ƣớc làng Phú
Cốc (Hà Tây) cũng xác định:
Từng nghe, nƣớc có trăm điều pháp luật để làm cho chính sự đƣợc ngay ngắn, xóm làng có từng ƣớc lệ để mà giúp cho phong tục thêm thuần hậu. Gốc của nƣớc chính là dân này. Trên thuận, dƣới hòa, anh em thƣơng kính, phong tục dần thêm tốt đẹp, tình ngƣời ngày một hợp hòa...”.[9]
Nhƣ vậy, nhà nƣớc phong kiến đã thông qua hƣơng ƣớc để lồng ý thức hệ chính trị - pháp lý của mình.
Xem xét các hƣơng ƣớc cổ còn lại đến ngày nay ta thấy rằng: về cơ bản các quy định trong các bản hƣơng ƣớc đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo. Đó là các quy định về “Tam cương, ngũ thường”, về “Tôn ti trật tự”
trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã.
b) Nhà nước kiểm soát việc xây dựng và thực thi các hương ước, lệ làng. Chính yếu tố này đã tạo nên sự gắn kết giữa luật nước và lệ làng.
Đạo dụ của Lê Thánh Tông (1442-1497) đã quy định:
Các làng xã không nên có hƣơng ƣớc riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nƣớc. Làng nào có phong tục khác lạ thì có thể cho lập khoán ƣớc. Những ngƣời thảo ra hƣơng ƣớc phải là ngƣời có trình độ Nho học, có đức hạnh, có chức phận chính thức, có tuổi tác. Khoán ƣớc thảo xong phải đƣợc quan trên kiểm duyệt cho phép hoặc bãi bỏ. Khi khoán ƣớc đã cho phép áp dụng, ai không tuân theo quan trên sẽ bị trị tội... .[23]
hƣơng ƣớc cho thấy mặc dù nƣớc có luật nƣớc, làng có luật làng nhƣng luật làng không thể vƣợt ra khuôn khổ luật nƣớc và về thực chất là hình ảnh cụ thể của luật nƣớc trong các điều kiện đặc thù của mỗi làng.
c) Hương ước, lệ làng về phần mình không chỉ là sự biểu hiện cụ thể của luật nước mà còn là sự bổ sung quan trọng cho luật nước.
Luật nƣớc dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát đƣợc tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã. Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có tính phổ quát mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình. Do vậy, mỗi một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định cụ thể gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh đƣợc nhu cầu tổ chức và phát triển của mỗi làng, xã cụ thể. Trong ý nghĩa ấy, hƣơng ƣớc là phƣơng tiện, công cụ bổ sung quan trọng cho khả năng điều chỉnh của pháp luật. Vai trò bổ sung, hỗ trợ của hƣơng ƣớc cho luật nƣớc thể hiện ở các nội dung sau:
- Hƣơng ƣớc biến các quy định chung của pháp luật thành các quy định cụ thể của làng.
Hƣơng ƣớc đơn giản hóa các quy định của luật nƣớc, không chỉ làm cho ý thức hệ pháp luật của nhà nƣớc trở nên gần gũi mà thâm nhập vào hệ tƣ