Về hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về xóa án tích

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) (Trang 86)

của Tòa án, dù người bị kết án có như thế nào đi nữa thì để được ghi vào lý lịch tư pháp là "chưa can án" họ đều phải có được giấy chứng nhận xóa án do Chánh án Tòa án cấp - Giấy chứng nhận xóa án mới là bằng chứng đáng tin cậy nhất để chứng minh một người đã từng bị kết án là chưa can án. Nhưng để có được Giấy chứng nhận xóa án tích, người bị kết án phải nộp đủ những giấy tờ theo quy định: Giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan công tác về việc chấp hành chính sách, pháp luật; Đơn xin xóa án tích; Biên lai nộp án phí và các khoản bồi thường khác (nếu có)… đồng thời tuân thủ một trình tự thủ tục phức tạp và cuối cùng trước khi nhận Giấy chứng nhận, họ phải nộp một khoản phí. Với những quy định như trên thì không còn là đương nhiên xóa án tích được.

Nếu hiểu đúng tinh thần của những quy định của Bộ luật hình sự về đương nhiên xóa án tích thì việc cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người đã bị kết án khi thỏa mãn các điều kiện về đương nhiên xóa án tích là trách nhiệm Tòa án, nó gần như thủ tục cuối cùng trong việc thực hiện trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, Tòa án cũng không coi đây là trách nhiệm và cũng không xem đó là quyền của mình, Tòa án sẽ cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cho người được đương nhiên xóa án tích khi những người đó đáp ứng được những điều kiện luật định. Do vậy, về vấn đề đương nhiên xóa án tích cho người bị kết án sẽ hợp lý hơn cả nên quy định đó là quyền đương nhiên mà người bị kết án được hưởng và ngược lại là trách nhiệm của Tòa án. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước trong việc điều tra, truy tố người phạm tội, cũng như công tác quản lý hành chính.

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định xóa án tích

3.3.1 Về hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về xóa án tích xóa án tích

trên cơ sở tổng kết công tác thực tiễn áp dụng chế định này của các cơ quan tố tụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi xin được đưa ra kiến nghị hướng hoàn thiện các quy định về xóa án tích theo Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

Thứ nhất, Bộ luật hình sự cần đưa ra một khái niê ̣m pháp lý về án

tích, hết án tích và xóa án tích nhằm đảm bảo cách hiểu và áp dụng pháp luâ ̣t thống nhất .

Thứ hai, Bộ luật hình sự cần quy đi ̣nh thêm về thời ha ̣n xóa án tích

của một số loại hình phạt, cụ thể: một là, cần quy định xóa án tích đối với hình phạt trục xuất. Vì theo Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999, trục xuất là một hình phạt, vâ ̣y nên, người bị áp dụng hình phạt trục xuất vẫn phải chịu hậu quả pháp lý đặc trưng của hình phạt là án tích - đă ̣c trưng cơ bản để phân biê ̣t hình pha ̣t với các biê ̣n pháp xử lý khác. Hai là, quy định thêm về thời hạn xóa án tích đối với hình phạt tù chung thân, tử hình. Cần quy định cách tính thời hạn xóa án tích đối với người bi ̣ tuyên pha ̣t tù chung thân và tử hình sau khi cơ quan có thẩm quyền xác đi ̣nh người bi ̣ kết án tử hình có đủ điều kiê ̣n để được ân giảm. Nên sử a đổi khoản 2 Điều 64 theo hướng: “7 năm trong trườ ng hợp hình phạt tù từ hơn 15 năm, tù chung thân, tù chung thân chuyển xuống tù có t hời hạn, tử hình chuyên xuống tù chung thân ”, sửa đổi khoản 1 điểm c Điều 65 theo hướng “đã bi ̣ phạt tù trên 15 năm, tù chung thân , tù chung thân được giảm xuống hình phạt tù có thời hạn, tử hình chuyển xuống tù chung thân mà không phạm tội mới trong thời hạn 10 năm kể từ khi chấp hành xong bản án”.

Thứ ba, trong Bộ luật hình sự cần quy định la ̣i về thời điểm bắt đầu

tính thời hạn trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án , theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời ha ̣n của xóa án tích theo quyết đi ̣nh của Tòa án kể từ khi chấp hành xong bản án . Đồng thời Bộ luật hình sự mới chỉ quy đi ̣nh thời hiê ̣u thi hành án có liên quan đến các hình pha ̣t chính nên cần nghiên cứu

quy đi ̣nh đối với hình pha ̣t bổ sung . Vì trong thực tế, nhiều trường hợp đã thi hành xong hình phạt chính nhưng do các lý do khách quan chưa thể thi hành các hình phạt bổ sung hoặc các quyết định nên chưa được xóa án tích.

Thứ tư, Đối với Điều 63 Bộ luật hình sự năm 1999 nên được hoàn

thiện theo hướng xác định rõ ràng hơn bản chất của chế định xóa án tích. Đó là án tích chỉ tồn tại đối với người bị kết án bị áp dụng hình phạt. Người bị kết án được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, bị áp dụng các biện pháp tư pháp thì không phải chịu án tích. Cụ thể là:

Điều 63: "Người bị kết án và phải chịu hình phạt được xóa án tích theo quy định tại các Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và Tòa án có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận".

Đồng thời, nếu vẫn giữ lại hình thức xóa án tích do Tòa án quyết định thì cần bổ sung "… được cấp giấy chứng nhận hoặc quyết định".

Đối với Điều 64 và Điều 65 Bộ luật hình sự năm 1999 nên hoàn thiện theo hướng:

+ Hủy bỏ Điều 65, chỉ nên để lại hình thức xóa án tích duy nhất là đương nhiên xóa án tích và cần quy định rõ:”… được đương nhiên công nhận là chưa bị kết án mà không cần phải có sự xem xét và Tòa án có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người bị kết án.”

Đối với Điều 77 Bộ luật hình sự năm 1999 nên hoàn thiện theo hướng: “.. Người chưa thành niên bị kết án được đương nhiên xóa án tích trong mọi trường hợp kể từ thời điểm chấp hành xong hình phạt.”

Thứ năm, cần ban hành một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn

đề xóa án tích nhằm thay thế cho hai Thông tư liên ngành số 02/1986 và Thông tư liên ngành số 03/1989. Viê ̣c ban hành văn bản pháp luâ ̣t quy đi ̣nh chi tiết chă ̣t chẽ về án tích và xóa án tích nh ằm đảm bảo v iệc áp du ̣ng pháp luâ ̣t được thống nhất.

Thứ sáu, Nếu vẫn quy định vi ệc phải xin cấp Giấy chứng nhận xóa án tích thì cần giản lược bớt thủ tục và nên giao nghĩa vụ xác minh cho cơ quan thụ lý đơn. Cụ thể là không yêu cầu đương s ự xác nhận ở Công an cấp quận, huyện về việc không phạm tội mới mà Tòa án phải xác minh. Ngoài ra, cần quy định cụ thể thời hạn cho việc cấp giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) (Trang 86)