Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự xóa án tích cho thấy, tính đặc thù của chế định này hình thành từ các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành được kế thừa, phát triển bằng việc ghi nhận trong Bộ luật hình sự; để điều chỉnh lĩnh vực mang tính nhân đạo về biện pháp tái hòa nhập xã hội, tạo điều kiện cho người bị kết án hoàn lương sau khi chấp hành xong hình phạt, phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước trong những giai đoạn nhất định của đất nước.
Nghiên cứu quy định xóa án tích theo Bộ luật hình sự hiện hành giúp chúng ta phân loại xóa án tích với những trường hợp: Đương nhiên xóa án tích; xóa án tích theo quyết định của Tòa án; Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt; Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời qua nghiên cứu cũng cho thấy ngay tên gọi của chế định đang nghiên cứu “ Xóa án tích” cũng bộc lộ sự thiếu chặt chẽ, khoa học và không phù hợp với thực tiễn vì ngoài trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án còn có trường hợp đương nhiên được xóa án tích. Mặt khác từ những phân tích về xóa án tích theo Bộ luật hình sự hiện hành, thực tiễn áp dụng cho thấy rằng, còn những căn cứ, điều kiện chưa được ghi nhận. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, đưa ra giải pháp hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chế định xóa án tích là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này vào thực tiễn.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ XÓA ÁN TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU (GIAI ĐOẠN 2005 – 2012) VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ