Những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng chế định xóa án tích

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) (Trang 72)

án tích trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bất cập trong việc thiếu quy định, văn bản hướng dẫn về xóa án tích

Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, việc xóa án tích được quy định trong hai văn bản Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01/8/1986 và Thông tư liên ngành hướng dẫn bổ sung số 03/TTLN ngày 15/7/1989 của Tòa án nhân dân tối cao , Viê ̣n kiểm sát nhân dân tối cao , Bô ̣ Tư pháp, Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ (nay là Bô ̣ Công an ). Nhưng từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời cho đến nay, mới chỉ có Nghị quyết số 01/2000/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 4/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự 1999 có giải thích một số quy định về xoá án như cách tính thời hạn xóa án tích, điều kiện xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Tuy vậy, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về thủ tục xóa án tích. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về thủ tục xóa án tích nhưng vẫn còn rất khái quát. Vì vậy, mặc dù hai Thông tư này đã bi ̣ bãi bỏ theo Quy ết định số 241/QĐ-BTP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bô ̣ Tư pháp nhưng trên thực tế, các Tòa án vẫn phải vận dụng hướng dẫn tại hai Thông tư này để thực hiện việc xóa án tích cho người phạm tội.

Thứ hai, việc quy định về người đương nhiên được xóa án tích chưa rõ ràng gây ra cách hiểu và áp dụng khác nhau.

được đương nhiên xóa án tích được Tò a án xét xử cấp sơ thẩm giấy chứng nhâ ̣n xóa án tích . Với quy định trên gây ra sự hiểu và áp dụng quy định này thiếu thống nhất, có quan điểm cho rằng nếu không có giấy chứng nhâ ̣n xóa án tích của Tòa án thì dù về nguyên tắc , họ đã đảm bảo đủ điều kiện để được xóa án tích nhưng trên thực tế , họ vẫn mang án tích . Vì vậy, xảy ra trư ờng hợp là cùng pha ̣m tô ̣i , cùng bị kết án và cùng chấp hành xong hình phạt và đảm bảo không vi pha ̣m gì trong thời ha ̣n quy đi ̣nh từ khi chấp hành xong bản án. Nhưng mô ̣t người xin giấy chứng nhâ ̣n xóa án tích còn mô ̣t người thì không xin cấp giấy chứng nhâ ̣n, thì khi họ cùng bị kết án về tội mới thì người không xin giấy chứng nhâ ̣n có thể áp dụng tình tiết tăng nă ̣ng là tái pha ̣m trong khi người còn la ̣i không b ị áp dụng. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy , không ít cơ quan tiến hành tố tu ̣ng chỉ quan tâm tới người pha ̣m tô ̣i đã được xóa án hay chưa vì nó liên quan đến vi ệc xác định tình trạng tái phạm hay tái phạm nguy hiểm mà ít căn cứ vào điều kiện xin xóa án để xác định người phạm tội có còn án tích hay không ? Theo quan điểm c ủa chúng tôi , người đương nhiên được xóa án tích được hiểu đây là trường hợp “h ết án tích” mà người đã từng bi ̣ kết án được xóa án tích sau khi đã đảm bảo đủ điều kiê ̣n luâ ̣t đi ̣nh. Viê ̣c có xin cấp Giấy chứng nhâ ̣n xóa án tích hay không không thay đổi được bản chất pháp lý là người đó đã được xóa án tích. Hơn nữa nên xác định đây là nghĩa vụ của các cơ quan tố tụng (Toà án) và quyền của người đủ điều kiện. Hiểu như vậy, mới đảm bảo hết tính chất “đương nhiên” xóa án trong trường hợp đương nhiên xóa án tích cũng như đảm bảo quyền lợi cho những người bị kết án được đương nhiên xóa án tích. Với tinh thần trên Luâ ̣t Lý li ̣ch tư pháp năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 đã mở rô ̣ng thẩm quyền cho Trung tâm lý li ̣ch tư pháp , theo đó, Trung tâm lý li ̣ch tư phá p có nhiê ̣m vu ̣ tự đô ̣ng câ ̣p nhâ ̣t lý li ̣ch về xóa án tích đối với những trường hợp được đương nhiên xóa án tích. Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp năm 2010 có quy

định đối với những người đủ điều kiê ̣n được đương nhiên xóa án tích th ì họ có thể xin Tòa án cấp Giấy chứng nhận xóa án tích hoặc xin lý lịch tư pháp với nô ̣i dung chưa can án do Trung tâm lý li ̣ch tư pháp cấp . Đây là quy đi ̣nh nhằm ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi hơn cho những người đủ điều kiê ̣n đư ợc đương nhiên xóa án tích , nhằm giảm bớt thủ tu ̣c pháp lý rườm rà , giảm nhẹ gánh nă ̣ng hành chính cho cơ quan Tòa án.

Hai là, năm 2009, Bộ luật hình sự năm 2009 sửa đổi có quy định không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một số hành vi được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999. Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Nghị quyết số 33/2009/NQ - QH ra đời hướng dẫn một số điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, trong đó có quy định về trường hợp đương nhiên xóa án tích đối với những người trong trường hợp này. Theo quy định của Nghi ̣ quyết 33/2009/NQ - QH hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 và Mục 4 Công văn 105/TANDTC- KHXX ngày 17/7/2009 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/NQ – QH, đối với mô ̣t số trường hợp đã bi ̣ xử lý về tô ̣i pha ̣m theo Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 mà đến Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi hành vi này không bi ̣ truy cứu trách nhiê ̣m hình sự nữa thì những người thực hiện những hành vi này và bị áp dụng hình phạt sẽ được miễn chấp hành toàn bô ̣ hình pha ̣t hoă ̣c phần hình pha ̣t còn lại. Và theo điểm e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/NQ- QH, những người này đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên, các văn bản trên lại chưa đề cập đến người trong trường hợp này nếu bi ̣ pha ̣t tù nhưng cho hưởng án treo thì xử lý như thế nào. Vì vậy, thực tế đã xảy ra những quan điểm khác nhau trong viê ̣c xử lý trường hợp này. Ví dụ như tháng 5 năm 2009, A và B cùng pha ̣m tô ̣i trô ̣m cắp tài sản tri ̣ giá 500.000 đồng. A bi ̣ pha ̣t 6 tháng tù giam còn B được hưởng án treo với thời hạn thử thách là 12 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm . Theo Nghị quyết 33/2009/NQ - QH, A được miễn chấp hành hình pha ̣t và đương

nhiên được xóa án tích còn B không được xóa án tích do chưa có văn bản hướng dẫn. B vẫn phải chi ̣u sự giám sát của chính quyền đi ̣a phương nơi cư trú trong thời gian thử thách. Nếu B pha ̣m tô ̣i mới trong thời gian thử thách thì cần phải tổng hợp hình phạt về tội cũ và mới theo khoản 5 Điều 60 hay không? Và trong trường hợp này có tính là tái pha ̣m hay tái pha ̣m nguy hiểm hay không ? Có ý kiến cho rằng trong trường hợp này , Chánh án đã ra quyết định thi hành án hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo sẽ phải ra quyết định miễn toàn bộ thời gian thử thách còn la ̣i cho người bi ̣ án treo và ho ̣ đương nhiên được xóa án tích. Trong “Tham luận những vướng mắc trong công tác xét xử các vụ án hình sự năm 2009 và những kiến nghị” tháng 1/2010 của Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã nêu ý kiến về hướng xử lý trong trường hợp này là Chánh án ra quyết đi ̣nh miễn chấp hành hình pha ̣t cho bi ̣ cáo được hưởng án treo , trong đó ghi rõ về viê ̣c miễn chấp hành hình pha ̣t án treo cùng với thời gian thử thách . Ví dụ: B bi ̣ pha ̣t tù 6 tháng và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 12 tháng thì Quyết định miễn chấp hành hình phạt cũng phải ghi rõ: “Căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/NQ - QH, miễn chấp hành hình phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng đối với bi ̣ cáo B, bị cáo đương nhiên được xóa án tích”.

Hơn nữa, theo điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33/2009/NQ - QH hướng dẫn thì không xử lý hình sự đối với người thực hiê ̣n hành vi quy đi ̣nh tại khoản 1 Điều 138 trừ trường hợp có yếu tố đi ̣nh tô ̣i khác mà tài sản bi ̣ chiếm đoa ̣t dưới 2 triê ̣u đồng. Vâ ̣y nếu mô ̣t người có mô ̣t tiền sự (bị xử lý hành chính) mà phạm tội trộm cắp tài sản dưới 2 triê ̣u sẽ bi ̣ đưa ra xét xử. Tuy nhiên, điều này sẽ mâu thuẫn với điểm e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33. Bởi theo điểm e khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 33, những người được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt thì đương nhiên được xóa án tích . Nên nếu mô ̣t người có hành vi trộm cắp tài sản năm 2008 và đã chấp hành xong hình phạt thì sẽ

đương nhiên được xóa án tích và đến năm 2009, người này trô ̣m cắp tài sản dưới 2 triê ̣u đồng sẽ không pha ̣m tô ̣i . Như vâ ̣y, nếu có tiền án về tô ̣i trô ̣m cắp tài sản dưới 2 triê ̣u đồng thì không được tính là có yếu tố đi ̣nh tô ̣i khác còn tiền sự về tô ̣i trô ̣m cắp được coi là yếu tố đi ̣nh tô ̣i khác . Điều này đồng nghĩa với viê ̣c tiền án có lợi hơn tiền sự?

Về mặt thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xóa án tích cũng còn có phần khó khăn. Cụ thể là đương sự phải làm đơn theo mẫu và giấy chứng nhận đã thi hành án xong (cả phần hình phạt và phần dân sự). Tiếp đó là có giấy chứng nhận không phạm tội mới sau khi chấp hành hình phạt tù của công an cấp quận, huyện cùng bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân. Để có được giấy chứng nhận không phạm tội mới, đương sự phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú là có tiến bộ, chấp hành tốt các quy định. Nếu cư trú ở nhiều nơi khác nhau thì họ phải có giấy chứng nhận ở tất cả các nơi để công an cấp quận, huyện nơi cư trú hiện tại. Ngoài ra, việc quy định thẩm quyền xóa án tích chỉ thuộc về Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử người phạm tội cũng gây cho người xin xóa án tích khó khăn. Chẳng hạn như một người phạm tội đã bị một Tòa án quận của thành phố Hà Nội xử sơ thẩm, sau khi chấp hành hình phạt xong, đương sự vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm ăn sinh sống lâu dài, nếu cần phải xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì người này phải trở ra thành phố Hà Nội, đến đúng Tòa án đã xử sơ thẩm mình để xin cấp Giấy chứng nhâ ̣n xóa án tích . Hơn nữa, pháp luật hình sự chưa quy định về quyền kháng cáo của người có đơn xin xóa án tích theo trình tự phúc thẩm nếu như họ không đồng ý với quyết định của Chánh án nhất là quyết định bác đơn xin xóa án, đã làm hạn chế quyền của người xin xóa án tích.

Việc xác định một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định có hay không có hành vi phạm tội, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hoặc là căn cứ để hạn chế một số quyền về

dân sự, hành chính, kinh tế… của đương sự. Tuy là vấn đề quan trọng song việc xác định thời hạn để xóa án tích rất phức tạp, có những nội dung cần phải được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích rõ để có nhận thức thống nhất khi áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể là vấn đề tính thời hạn để xóa án tích cũ khi phạm tội mới. Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999: "Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ khi chấp hành xong bản án mới" [27]. Theo nội dung này, thực tế đã có hai cách hiểu khác nhau: Thứ nhất, nếu hiểu xóa án tích là xóa đi hậu quả pháp lý đối với người bị kết án theo từng bản án, có nghĩa là ngoài việc phải chịu hình phạt đối với tội mà họ đã phạm, người bị kết án còn bị pháp luật đặt vào hoàn cảnh thử thách trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định để chứng tỏ họ đã hoàn lương. Theo đó những người phạm tội liên tục, phạm tội nhiều lần có ý thức chống đối pháp luật cao thì phải theo dõi, thử thách trong thời gian dài mới có đủ cơ sở để đánh giá họ đã trở thành người lương thiện hay chưa để từ đó làm căn cứ xóa án tích. Với quan điểm này thì sau khi chấp hành xong bản án mới, thời hạn để tính xóa án tích bao gồm khoảng thời gian để xóa án tích cho bản án cũ cộng với thời gian tính để xóa án tích cho bản án mới. Thứ hai, một quan điểm khác lại cho rằng, tính thời hạn xóa án tích trong trường hợp trên phải theo hướng có lợi cho người bị kết án có nghĩa là sau khi chấp hành xong bản án mới, người bị kết án sẽ đồng thời được tính thời gian để xóa án tích cho tất cả các bản án mà họ đã chấp hành xong trên cơ sở thời hạn của bản án nặng nhất đối với tội mà họ đã phạm.

Việc pháp luật quy định những điều kiện để được xóa án tích là người phạm tội không những phải chấp hành xong hình phạt, mà còn phải chấp hành xong các quyết định khác của bản án, đặc biệt là bồi thường thiệt hại. Bởi vì trong một số trường hợp như: Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản

hoặc tội vô ý gây thiệt hại khác… người bị kết án phải bồi thường rất lớn nhưng lại không có khả năng kinh tế nên không thể xin xóa án tích. Trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì cách xác định các yếu tố nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án thế nào cũng là điều chưa rõ ràng, thiếu các tiêu chí cụ thể nên rất khó áp dụng. Đơn cử trường hợp xóa án tích trong trường hợp đặc biệt đối với Nguyễn Văn H bị kết án 30 tháng tù về tội: “Tổ chức đánh bạc” tại bản án hình sự phúc thẩm số: 1755/2007/HSPT ngày 11/12/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao thì tiêu chí: “biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công” của Nguyễn Văn H là: Ủng hộ bà con nghèo nhân dịp Tết Tân Mão 2010: 100 ký gạo, 100 chai nước tương, 10 thùng mì gói, 50 ký đường; Ủng hộ học sinh lớp phổ cập: 100 quyển tập, 100 cây viết; Ủng hộ giải cầu lông mừng xuân Tân Mão 1.000.000 đồng. Tổng số tiền ủng hộ là: 4.750.000 đồng. Đây là căn cứ để Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định xóa án tích trước thời hạn cho Nguyễn Văn H 20 tháng. Việc hiểu và áp dụng tiêu chí “Đã lập công” trong trường hợp nêu trên thiết nghĩ cần phải cân nhắc, xem xét vì tại tiểu mục 2.2, mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu: “đã lập công” là trường hợp lập công lớn hoặc người bị kết án có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất,

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)