4 tháng giai đoạn 2008-2013
3.2.2. Các giải pháp tài chính doanh nghiệp
3.2.2.1. Tích cực đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn. Để thực hiện đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp lưu ý những vấn đề sau:
- Có định hướng phát triển: Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nếu không có định hướng phát triển rõ ràng, chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết bị, công nghệ, lao động… thì doanh nghiệp tự mình giảm thị phần của mình trên thương trường và từng bước bị đẩy lùi về phía sau.
- Cập nhật thông tin công nghệ: Cập nhật thông tin về công nghệ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp, nhất là cập nhật những thành tựu mới về công nghệ và sản xuất kinh doanh liên quan đến ngành mình và các ngành có liên quan.
- Có chính sách kích thích tính sáng tạo trong doanh nghiệp: các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp.
- Đầu tư đổi mới công nghệ: đầu tư cho đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn lực lớn (cả nhân lực lẫn tài lực). Sự quan tâm tích cực đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khuyến khích khả năng sáng tạo của các cá nhân trong doanh nghiệp và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, … của các chuyên gia giỏi, các nhân viên có kinh nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; đồng thời nó là cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.
3.2.2.2. Tăng cường đầu tư và sử dụng lao động có hiệu quả
Một là, không ngừng tạo điều kiện cho người lao động (bao gồm cả công nhân lao động lẫn đội ngũ quản lý ở mọi cấp) được học tập, được đào tạo và đào tạo lại. và không ngừng học hỏi rèn luyện và nâng cao kiến thức. Để phục vụ tốt công tác đào tạo, cần phải xây dựng giáo trình tốt, không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, các thiết bị công cụ hỗ trợ thực hành bài giảng cũng cần đạt trình độ tiên tiến, tránh tình trạng các thiết bị này còn lạc hậu hơn so với các thiết bị đang vận hành tại các doanh nghiệp,
Hai là, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh thông qua yếu tố con người là tạo môi trường thuận lợi để người lao động, con người phải có môi trường làm việc phù hợp và được đặt đúng vị trí theo đúng khả năng của mình, được phát huy mọi tiềm năng sức sáng tạo của mình, và phải làm sao giải phóng được những tiềm năng và sức sáng tạo này để đựơc cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Ba là, một vấn đề nữa trong phát huy nhân tố con người để nâng cao sức cạnh tranh là giải quyết thoả đáng chế độ tiền lương. Vấn đề này được đặt ra ở khía cạnh không phải chỉ là để tạo điều kiện cho họ an tâm làm việc mà
còn xét đến ở khía cạnh kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chúng.Các doanh nghiệp tận dụng nhân công rẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh, song nếu giá nhân công rẻ thì thường dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả không cao.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing
Một là, xây dựng chiến lược Marketing trong cạnh tranh để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho các đối tác cũng như khách hàng nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp để thông qua đó thúc đẩy hợp tác trong và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ba là: Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ tiếp thị, phát triển mạng lưới tiếp thị nhanh nhạy, rộng khắp và luôn có kế hoạch mở rộng thị trường. Phát triển mạng lưới tiêu thụ, thường xuyên đưa các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường khác nhau, nắm bắt và phản ứng nhanh trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.