4 tháng giai đoạn 2008-2013
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, mặc dù có không ít doanh nghiệp cố gắng vươn lên, đạt được những kết quả đáng khích lệ, sẵn sàng chủ động tham gia hội nhập khu vực và trên thế giới. Song nhìn chung, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Biểu hiện trên các mặt:
- Về vốn:. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là Doanh nghiệp vừa và nhỏ( chiếm khoảng 93% số lượng doanh nghiệp), tuy nhiên xét
về quy mô vốn thì các doanh nghiệp này chiếm một lượng vốn rất nhỏ so với cơ cấu vốn của nền kinh tế. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ… làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về công nghệ: KHCN phát triển đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn, góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho KHCN của chúng ta còn thấp, ứng dụng KHCN nói chung ở Việt Nam còn rất chậm so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia… Và Việt Nam có đến hơn 70% doanh nghiệp vẫn còn sử dụng KHCN lạc hậu, quá cũ. Do sử dụng công nghệ cũ nên hàng hóa của Việt Nam kém cạnh tranh cả về chất lượng, số lượng lẫn giá thành.
- Về trình độ lao động: Trong những năm gần đây trình độ lao động của các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp được đào tạo khá chất lượng về chuyên môn , xong Việt Nam vẫn đầu tư chưa tương xứng cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Hiện cả nước có 84,6% số người đang làm việc chưa được đào tạo. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn (30,9% và 9%) . Tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. mặt khác, chúng ta quá nặng nền việc đào tạo thầy mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo thợ. Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, đa số kết quả nghiên cứu đều khẳng định khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp Việt Nam đều ở mức trung bình. Ngoài việc thiếu vốn và công nghệ thì nguyên nhân chính là năng lực quản trị và năng lực nguồn nhân lực còn ở mức thấp.
- Về chất lượng sản phẩm: Một số hàng hóa xuất khẩu như hàng dệt may, da giầy, nhựa, thủy sản chế biến, các hàng hóa khác nói chung chất lượng chưa tốt, chưa ổn định, giá thành cao, đặc biệt là các sản phẩm, hàng
hóa của ngành cơ khí và luyện kim, ô tô, đóng tàu, ngành hóa chất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng. Ngành nông sản thực phẩm vốn là một ngành có thế mạnh của nước ta, các mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo, tiêu, cà phê, cao su vẫn được đánh giá chưa cao, tuy nhiên chưa ổn định, có lúc chưa đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Về hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung là còn thấp, số DNNN làm ăn thua lỗ ngày càng tăng. Năm 2001, có đến 60% DNNN hoạt động thua lỗ hoặc hòa vốn. Con số này đã giảm nhanh sau CPH nhưng tính đến năm 2010, số DN thua lỗ vẫn còn 20%..Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước là 3,5 - 4,3%, và 6,3 - 8,2% . trong năm 2012, số DN giải thể là 54.261, cao hơn năm 2011. Hết năm 2012 cả nước có 69% DN báo cáo lỗ.
2.3.2.2 Nguyên nhân
a. Về phía Nhà nước:
- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song việc triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, nhiều cơ chế chính sách còn chồng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện.
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta mới diễn ra trong một thời gian ngắn, ngay một lúc không thể xóa bỏ hoàn toàn cơ chế quản lý cũ, hình thành cơ chế quản lý mới một cách hoàn chỉnh. Bởi vậy tính ổn định của các văn bản pháp lý chưa cao, nhất là các chính sách thuế, gây tâm lý lo ngại và thiếu an tâm cho người dân khi có quá nhiều lần sửa đổi, điều chỉnh, nhiều văn bản, nghị định hướng dẫn kèm theo khi triển khai một luật thuế.
- Các doanh nghiệp đã và đang phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu lành mạnh. Nhiều bộ luật, Pháp lệnh được ban hành và có hiệu lực từ rất lâu nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát sinh như buôn lậu, trốn thuế, vi phạm bản quyền…
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vay vốn… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nắm bắt cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò làm chủ của người lao động, động viên sức lực, trí lực của cán bộ quản lý toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
- Chế độ tiền lương đối với cán bộ công nhân viên trong các DNNN còn chưa khuyến khích những người lao động giỏi, có năng lực vì chế độ trả lương nằm trong một cơ chế cứng, vẫn mang tính cào bằng, nhiều điểm chưa hợp lý, chế độ khen thưởng chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích người lao động bởi lẽ số tiền thưởng mà người lao động còn khiêm tốn so với công sức họ bỏ ra.
b. Về phía doanh nghiệp.
- Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược sản phẩm gắn với chiến lược đầu tư dẫn đến đầu tư sai mục đích, kém hiệu quả, đồng thời không khai thác được hết lợi thế so sánh
- Việc đào tạo, nhất là đào tạo lao động có tay nghề cao trong thời gian qua chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai
- Phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được cho mình một chiến lược Marketing phù hợp, hình thức quảng cáo chưa có tính thuyết phục cao.
- Việc đầu tư không có căn cứ khoa học, không cân nhắc tới chiến lược lâu dài về thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, sự phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư mang tính phong trào, hình thức vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp, nhất là DNNN, dẫn đến việc đầu tư vốn kém hiệu quả.
Qua thực trạng về năng lực cạnh tranh cũng như tình hình sử dụng các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy: Nhìn chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Mặc dù, việc sử dụng các biện pháp tài chính của Nhà nước và Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đem lại những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại cần phải
khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM