Các giải pháp tài chính vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 42)

4 tháng giai đoạn 2008-2013

3.2.1. Các giải pháp tài chính vĩ mô

3.2.1.1. Các giải pháp về Thuế a. Đối với Thuế nhập khẩu:

Xây dựng biểu thuế phù hợp với định hướng bảo hộ có hiệu quả các ngành kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình xây dựng Chính sách Thuế nhập khẩu phải xác định rõ lĩnh vực, ngành cần được bảo hộ cũng như điều kiện và thời hạn bảo hộ cụ thể, tránh bảo hộ tràn lan đối với tất cả nền kinh tế. Việc xác định mức độ bảo hộ cao hay thấp phải được xác định trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành kinh tế và chủ trương phát triển đầu tư của Nhà nước trong những năm tới và theo hướng: Đối với những ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu trong nước, giá trị gia tăng cao thì thực hiện bảo hộ cao, đối với những ngành mà hiện tại và tương lai không có lợi thế thì đặt ngoài sự bảo hộ.

Trong điều kiện nền kinh tế nước tat ham gia hội nhập vào các tổ chức Thương mại quốc tế, việc xác định mức thuế bảo hộ cần phải tuân theo nguyên tắc giảm dần. Chúng ta có 2 mức thời gian tương đối rõ để chấm dứt bảo hộ đó là: Năm 2006 sản xuất trong nước không còn được bảo hộ trước hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN và năm 2020 sẽ không còn bảo hộ trước hàng của APEC và mở rộng lâu dài cho các nước thành viên WTO. Tức là năm 2020 là mốc hoàn toàn chấm dứt bảo hộ. Như vậy, để thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ hiệu quả các ngành kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế cần phải:

Một là: Xác định mức thuế bảo hộ hiệu quả cho từng ngành theo từng cấp độ bảo hộ

- Bảo hộ cấp 1( mức thấp nhất): Áp dụng đối với những ngành mà Việt Nam thật sự có thế mạnh về xuất khẩu, lượng nhập khẩu không đáng kể, ít bị ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập quốc tế, mà ngược lại có thể là cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế. Hơn nữa với lợi thế giá rẻ nên không cần bảo hộ cao, ngược lại với mức bảo hộ thấp sẽ tạo động lực cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy các Ngành này phát triển có hiệu quả hơn.

- Bảo hộ cấp 2: Đối với những Ngành hàng là đầu vào của các Ngành sản xuất và được định hướng phát triển trong tương lai cần có sự bảo hộ, nhưng mức độ bảo hộ không quá cao để không gây ảnh hưởng nhiều tới giá thành sản phẩm của các Ngành sản xuất khác.

- Bảo hộ cấp độ 3: Đối với các Ngành hàng mà trong tương lai sẽ là Ngành có lợi thế cạnh tranh, nhưng hiện tại đang bị đe dọa cạnh tranh của hàng ngoại nhập nên cần có sự bảo hộ của Nhà nước

- Bảo hộ cấp 4: Đối với những Ngành công nghiệp non trẻ, hoặc chưa xuất hiện nhưng trong tương lai sẽ trở thành Ngành “ mũi nhọn” của nền kinh tế. Hai là: Sắp xếp lại các mức thuế suất theo hướng thu hẹp số lượng các mức thuế suất nhằm đơn giản trong thực hiện và ngày càng giảm dần mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Với việc thực hiện cơ cấu lại mức thuế

suất, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2012 chỉ còn 33 mức (giảm 15 mức so với năm 2011) và trong những năm tới cần tiếp tục giảm thêm.

Ba là: Thu hẹp diện miễn giảm thuế để đảm bảo tính trung lập của thuế. Chính sách thuế hiện hành áp dụng chế độ miễn giảm thuế quá rộng rãi đối với hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp An ninh, Quốc phòng, Giáo dục đào tạo đã tạo kẽ hở cho việc lách thuế, trốn thuế làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp. Bởi vậy, chỉ nên miễn giảm thuế đối với các loại hàng hóa đặc biệt nhập khẩu phục vụ An ninh, Quốc phòng như vũ khí, khí tài quân sự và hàng phục vụ giáo dục đào tạo nhưng trong nước chưa sản xuất được, số còn lại thì phải nộp thuế.

b. Đối với Thuế GTGT.

Một là, về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Luật thuế GTGT hiện hành quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Quy định này là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta thời gian qua, tuy nhiên trong quá trình thực hiện và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hoá, dịch vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế GTGT sẽ không còn phù hợp do không đảm bảo tính liên hoàn trong việc khấu trừ thuế đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Do đó, cần rà soát để chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung cụ thể hoá các dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, như: dịch vụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ,...(gọi chung là các dịch vụ tài chính phái sinh) và các giao dịch chuyển nhượng vốn để đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là, về thuế suất thuế GTGT: Năm 1997, khi ban hành Luật thuế GTGT, ngoài thuế suất 0%, còn có 3 mức thuế suất: 5%, 10 % và 20%. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2004; áp dụng Luật sửa đổi bổ sung : bỏ thuế suất 20%, chỉ còn 2 thuế 5% và 10%. Trong đó 5 % là mức thuế suất ưu đãi, được áp

dụng đối với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, trước những khó khăn của nền kinh tế, diện áp dụng mức thuế suất 5% cũng được mở rộng và chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên. Từ đó dẫn đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất này không những không phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước, do đó, cần thiết rà soát lại diện áp dụng mức thuế suất 5% để phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10% chưa rõ ràng: vừa theo tên hàng hoá, dịch vụ, vừa theo công dụng hàng hoá, dịch vụ, vừa theo tính chất của hàng hoá, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất không thống nhất, nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ví dụ, sản phẩm cơ khí tiêu dùng áp dụng mức thuế suất 10%, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất áp dụng mức thuế suất 5%, trên thực tế có những sản phẩm cơ khí không thể phân định được rõ ràng là dùng cho tiêu dùng hay dùng cho sản xuất.

Ba là, về điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế: Luật thuế GTGT hiện hành quy định căn cứ khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào là hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ. Thực tiễn quản lý thuế thời gian qua cho thấy quy định nêu trên chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, dễ bị lợi dụng khấu trừ khống hoặc hoàn thuế khống thông qua việc sử dụng hoá đơn ghi chép không trung thực với thực tế giao dịch và các loại hoá đơn bất hợp pháp khác để gian lận trong khấu trừ, làm giảm số thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT được hoàn khống rút tiền ngân sách, gây bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một loại tội phạm kinh tế mới - tội phạm mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế GTGT của Nhà nước như một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp và quy định về điều kiện được khấu trừ thuế, được hoàn thuế nêu trên để thành lập

doanh nghiệp nhằm mục đích mua, bán hoá đơn kiếm lời bất chính

Bốn là: Các thông tư hướng dẫn hoặc sửa đổi phải đảm bảo tính nhất quán, tránh chồng chéo và phổ biến kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Năm là: Cải cách thủ tục miễn giảm thuế và thủ tục hoàn thuế để hạn chế tình trạng ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh do thủ tục hoàn thuế chậm. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ để phát hiện và thực hiện phạt nặng với các thường hợp gian lận để hoàn thuế khống của Nhà nước.

c. Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một là, về đối tượng nộp thuế: Hiện nay, ở nước ta đã có các tổ chức thuộc Hội khuyến nông, Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội bảo trợ người tàn tật.... và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Thu nhập từ hoạt động của các tổ chức này được sử dụng cho mục đích, tôn chỉ được pháp luật thừa nhận như nêu trên, mà không phân chia. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa quy định rõ về đối tượng nộp thuế và chính sách điều tiết thu nhập đối với các tổ chức có thu nhập không chia mà áp dụng chung cơ chế, chính sách điều tiết như doanh nghiệp nên phần nào có ảnh hưởng đến sự phát triển các hoạt động của các tổ chức đó.

Hai là, về thuế suất: Ngoài mức thuế suất chung là 25% thì cần có các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các hoạt động khuyến khích đầu tư. Gần đây, do tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt hơn nên nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã sử dụng thuế TNDN như là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Xu hướng quốc tế gần đây cho thấy nhiều nước chuyển từ ưu đãi nhiều ngành, lĩnh vực sang ưu đãi theo diện rộng, khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng chính sách điều tiết thuế TNDN hợp lý (hạ thuế suất), chỉ tập trung ưu

đãi để phát triển một số rất ít ngành mũi nhọn và vùng đặc biệt khó khăn.

3.2.1.2 Các giải pháp về điều hành giá a.Các giải pháp về lãi suất.

Để lãi suất trở thành công cụ thúc đẩy cạnh tranh của các doanh nghiệp thì trước hết nó phải là công cụ đắc lực để thúc đẩy cạnh tranh trong chính bản thân hệ thống Tài chính- Ngân hàng.

Cạnh tranh là điều mong muốn cần thúc đẩy, song diễn biến vừa qua cho thấy đó là một quá trình chứa nhiều mâu thuẫn. Tăng lãi suất tiền gửi, hạ lãi suất cho vay là một hiện tượng tự nhiên của hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tăng lãi suất tiền gửi sẽ kích thích việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, hạ lãi suất cho vay sẽ khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay làm cho chi phí của hệ thống Ngân hàng càng trở nên tối thiểu và đến một lúc nào đó không thể giảm được nữa, sức ép về phía ngược lại sẽ hình thành làm cho lãi suất tiền gửi sẽ giảm xuống và lãi suất cho vay sẽ lại tăng tùy theo bối cảnh cụ thể. Kết quả là tiền bị đẩy ra khỏi hệ thống Ngân hàng còn sản xuất lại bị đình trệ do thiếu vốn. Vì vậy:

- Nhà nước cần đa dạng hóa các kênh cung ứng vốn, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta.

- Mức lãi suất hợp lý là mức lãi suất được hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường, được xác định bởi các mục tiêu Kinh tế- Chính trị của Chính phủ và bởi quyền lợi của hệ thống Ngân hàng. Bởi vậy, khi xác định lãi suất cơ bản làm căn cứ hướng dẫn, điều chỉnh lãi suất cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần dựa trên cơ sở xác định lợi nhuận định mức của ngành Ngân hàng, dự kiến tỷ lệ lạm phát và lãi suất bình quân trên thị trường thế giới. - Nước ta đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển kinh tế, từng bước tham gia hội nhập với các nước trong khu vực thì việc ưu đãi lãi suất với một

số ngành , lĩnh vực kinh tế quan trọng vẫn là điều cần thiết để tạo tiềm lực tài chính, làm tiền đề cho việc tham gia hội nhập thành công.

b.Các giải pháp về tỷ giá

Hiện nay còn tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau xung quanh chính sách tỷ giá nói chung và xác định tỷ giá hối đoái nói riêng ở Việt Nam. Song cơ sở và phương pháp xác định tỷ giá hợp lý là cân bằng cung- cầu ngoại tệ theo nguyên tắc” ngang giá sức mua”.

Qua phân tích về thực trạng chính sách tỷ giá được áp dụng trong thời gian qua cho thấy, trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam và tình hình thế giới như hiện nay thì việc áp dụng chế độ tỷ giá linh loạt có sự điều tiết của Nhà nước là hợp lý. Chế độ tỷ giá này đòi hỏi việc điều chỉnh tỷ giá phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, có tính đến tương quan cung- cầu ngoại tệ trên thị trường, chú ý diễn biến của lạm phát và giá cả của hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, phải phối hợp chặt chẽ với các chính sách về lãi suất và tín dụng trong nước. Tức là: Phải đặt chính sách tỷ giá trong một hệ thống của chính sách tài chính tiền tệ, kết hợp đồng bộ với các chính sách quản lý vĩ mô khác của Nhà nước. Mục tiêu cơ bản của chính sách tỷ giá là góp phần làm tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm, khuyến khích xuất khẩu, bảo vệ hàng hóa nội địa, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các Doanh nghiệp nói riêng. Để thực hiện điều đó, Nhà nước cần thực hiện những giải pháp sau:

- Cần áp dụng tỷ giá hợp lý trong từng thời kỳ, từng giai đoạn trên cơ sở điều chỉnh tỷ giá( cả tăng và giảm) từng bước, tránh phá giá đột ngột vừa không hiệu quả, vừa gây lên những xáo động xã hội không cần thiết.

- Trong giai đoạn đầu, có thể thực hiện chính sách tỷ giá thấp để khuyến khích nhập khẩu các công nghệ sản xuất hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.

- Khi nền kinh tế đủ mạnh và thoát khỏi sự lệ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có đủ khả năng vươn ra thị trường nước ngoài để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì áp dụng tỷ giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu.

- Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước và giảm dần theo thời gian để tiến tới áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn khi mà chúng ta đã có đủ điều kiện để thực hiện.

3.2.1.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn đầu tư cho doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Để hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về hành lang pháp lý, môi trường đầu tư, đồng thời cần thực hiện đồng bộ các chính sách Tài chính- Tín dụng, cụ thể là:

- Nhà nước cần sớm quy hoạch và định hướng chiến lược cho sự phát

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w