6 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh kinh doanh dở dang
2.3.1.2. Xác định nguyên giá và giá trị hao mòn TSCĐ của Công ty Cổ phần thương mại Hùng Minh
thương mại Hùng Minh
Tài sản cố định được ghi sổ theo: Nguyên giá, Hao mòn và Giá trị còn lại
Xác định nguyên giá TSCĐ:
Dựa trên các nguyên tắc, chế độ, quyết định đã ban hành, Công ty vận dụng xác định giá trị TSCĐ theo nguyên tắc “Giá gốc” (Nguyên giá).
Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: Giá mua, giá chuyển nhượng theo hóa đơn và các chi phí hợp lý khác để đưa Tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Thời điểm xác định: là thời điểm chính thức đưa Tài sản vào sử dụng, khai thác.
+ Căn cứ xác định: khách quan và có thể kiểm tra được (có chứng từ hợp pháp). + Chỉ được tính các khoản chi phí hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ.
+ Các chi phí khác làm tăng tính hữu ích, lợi ích kinh tế của Tài sản được ghi tăng Nguyên giá.
Ví dụ: Đối với máy móc sản xuất, kinh doanh phải mua mới của Công ty như hệ thống dây chuyền sản xuất, kinh doanh linh phụ kiên điện tử nhập ngoại, nguyên giá hay giá gốc của dây chuyền được xác định như sau:
Nguyên giá = Giá hóa đơn (+) Thuế, phí nộp cho Nhà nước (+) Chi phí vậnchuyển, lắp đặt, chạy thử (-) Khoản được giảm giá.
Đối với sản phẩm và các công trình phụ trợ như nhà ăn, khu sinh hoạt,… được hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu thì Nguyên giá được xác định: Nguyên giá (Giá gốc) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định hiện hành (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Xác định giá trị hao mòn TSCĐ:
Hao mòn là sự giảm đi về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Khấu hao là biện pháp nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn bằng cách tính hao mòn vào chi phí kinh doanh.
Nguyên tắc hạch toán hao mòn và khấu hao:
+ Mọi TSCĐ tham gia SXKD đều phải trích Khấu hao.
+ Khấu hao được trích vào chi phí theo phạm vi sử dụng TSCĐ.
+ Không trích Khấu hao với TSCĐ đã Khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. + TSCĐ chưa Khấu hao hết nếu bị thanh lý, nhượng bán thì GTCL được tính vào chi phí một lần.
Hiện tại, Công ty đang thực hiện xác định giá trị khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ được tính như sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm = x 100
Số năm sử dụng dự kiến nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định, căn cứ vào một số tiêu chí cụ thể như: tuổi thọ kĩ thuật, hiện trạng, tuổi thọ kinh tế…
- Xác định giá trị Hao mòn lũy kế:
Giá trị HMLK cuối năm = Giá trị HMLK đầu năm (+) Mức KH trong năm (+) Mức KH tăng trong năm (-) Mức KH giảm trong năm
Giá trị còn lại của TSCĐ
Về phương diện kế toán, kế toán TSCĐ xác định giá trị còn lại (GTCL) của TSCĐ như sau:
GTCL = Nguyên giá TSCĐ (-) Giá trị hao mòn TSCĐ