Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

Một phần của tài liệu bài giảng môn học quản trị dự án đầu tư (Trang 45)

III. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư 1 Giá trị theo thời gian của tiền tệ

4.Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

4.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần (giá trị hiện tại thuần – NPV)

* Khái niệm:

Giá trị hiện tại thuần của dự án là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong tương lai của dự án

NPV là tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập thuần túy mà dự án mang lại trong cả vòng đời của nó. * Công thức tính: NPV = ∑ = − + n t t t t r C B 0 (1 ) 1 ) ( Trong đó:

Bt : Khoản thu năm t của dự án (gồm cả thu nhập thanh lý tài sản cố định và thu hồi vốn lưu động cuối đời dự án)

Ct : Khoản chi năm t của dự án (không bao gồm chi phí khấu hao)

r : Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính chuyển n : Độ dài thời kỳ phân tích

Cách xác định NPV như trên được thực hiện với tình huống bất kì. Trong trường hợp: Bi và Ci hàng năm không đổi. Khi đó

(1 + r)n - 1

NPV = Iv0 + (Bi – Ci) + r(1 + r) n

Trong đó:

- Iv0 : Vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động (thời điểm 0) - SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án

* Ý nghĩa của chỉ tiêu NPV

- Phản ánh quy mô lãi của dự án ở mặt bằng hiện tại

- NPV là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính (NPV > 0 → dự án hiệu quả về mặt tài chính)

- Là tiêu chuẩn để lựa chọn các phương án loại trừ nhau (dự án nào có NPV lớn hơn → được lựa chọn)

* Nhược điểm của chỉ tiêu NPV:

- NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động.

- Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án. Đây là một công việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến được.

- Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

- Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa.

4.2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

* Khái niệm: Hệ số hoàn vốn nội bộ (suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ) là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi

∑∑ ∑ = = + = + n t t t n t t t IRR C IRR B 0 0 (1 ) (1 ) * Công thức tính toán:

Sử dụng phương pháp nội suy để tính IRR, IRR được tính theo công thức sau: IRR = ) ( 2 1 2 1 1 1 r r NPV NPV NPV r − − + Trong đó:

r1 : mức lãi suất sao cho NPV tương ứng là dương và nhỏ nhất r2 : mức lãi suất sao cho NPV tương ứng là âm và lớn nhất NPV1 : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất chiết khấu r1 NPV2 : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất chiết khấu r2

* Chú ý : Công thức trên cho giá trị gần đúng của IRR, r1, r2 chênh lệch càng nhỏ thì IRR tính được càng chính xác (nên chọn r1 và r2 chênh lệch nhau 5%)

Ngoài phương pháp trên, IRR còn được tính bằng phương pháp thử dần và phương pháp đồ thị.

* Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR:

-IRR cho biết mức sinh lợi nội tại mà dự án có thể đạt được

-Là mức lãi suất vay vốn tối đa chủ đầu tư chấp nhận được (trong trường hợp vay vốn đầu tư), nếu chi phí sử dụng vốn bình quân < IRR thì dự án có hiệu quả về mặt tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Là tiêu chuẩn để đánh giá mức sinh lợi của dự án đầu tư so với các dự án trong cùng lĩnh vực hoạt động.

* Nhược điểm của chỉ tiêu IRR:

+ Tính IRR tốn nhiều thời gian

+ Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ)

+ Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.

4.3. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư

* Khái niệm: Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để chủ đầu tư có thể thu hồi toàn bộ số vốn đã bỏ ra.

* Phân loại: Có hai loại thời gian thu hồi vốn đầu tư:

- Thời gian thu hồi vốn đầu tư giản đơn: Là thời gian thu hồi vốn đầu tư không tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ.

- Thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến giá trị theo thời gian của tiền tệ.

* Phương pháp tính: Có 2 phương pháp

 Phương pháp cộng dồn: thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp này được tính theo công thức sau:

0 0 ) (W D Iv T i iPV →≥ + ∑ = Trong đó:

- T : năm thu hồi vốn đầu tư

- (W + D)iPV : Tổng lợi nhuận ròng và khấu hao năm i của dự án đã chuyển về hiện tại (W là lợi nhuận ròng; D là khấu hao)

- Iv0 : vốn đầu tư của dự án

 Phương pháp trừ dần: thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp này được tính theo công thức sau:

0) ) ( + →≤ − = ∆i Ivi W D i ) 1 ( ) 1 ( r Ivi =∆ i− + Trong đó:

-T : năm thu hồi vốn đầu tư

-Ivi : vốn đầu tư phải thu hồi năm i của dự án

-(W + D)iPV : Tổng lợi nhuận ròng và khấu hao năm i của dự án

-∆i : số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm (i+1) để

thu hồi tiếp

r : lãi suất chiết khấu của dự án

* Ý nghĩa của chi tiêu T:

- Với dự án sử dụng vốn chủ sở hữu, T là thời gian cần thiết để chủ đầu tư có thể lấy lại số tiền đầu tư ban đầu cộng với một khoản lãi như nhà đầu tư này dùng tiền để cho vay trong thời gian T

- Với dự án đi vay vốn, T là thời gian cần thiết để chủ đầu tư có thể hoàn trả toàn bộ vốn vay và lãi vay

- T cũng là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng khi đánh giá hiệu quả của dự án về mặt tài chính và so sánh với các dự án trong cùng lĩnh vực.

- T còn được sử dụng để so sánh lựa chọn các phương án đầu tư: chọn phương án có T nhỏ nhất.

* Nhược điểm của chỉ tiêu T: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt.

- Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có T nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV lớn.

- Phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính toán r. Trường hợp đầu tư hoạt động trong điều kiện không an toàn

Trong thực tế, các kết quả dự tính thu được trong tương lai là không chắc chắn vì có thể xảy ra nhiều điều bất thường, không lường hết được. Trong điều kiện đó, phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp hơn

4.4. Chỉ tiêu điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm có mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án đầu tư không bị thua lỗ trong năm hoạt động bình thường. Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc mức doanh thu. Điểm hoà vốn tính bằng mức sản lượng Q0 được xác định như sau: Nếu gọi: F là tổng chi phí cố định (định phí) của dự án; v là chi phí biến đổi (biến phí) tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ; p là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ; Q0 là sản lượng hoà vốn

Ta có P. Q0 = v.Q0 + F F

Q0 =

p - v

Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu D0 được xác định như sau: p.F F

D0 = Q0. p0 = =

p - v 1 - v / p

Công thức trên tính cho trường hợp sản xuất cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ. Nếu sản xuất cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cần tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm dịch vụ. * Đánh giá dự án đầu tư:

- Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, khả năng thua lỗ càng nhỏ

- Nếu dự án có nhiều phương án thì phương án nào có điểm hoà vốn nhỏ hơn được đánh giá cao hơn

Trong thực tế, dự án thuộc các ngành khác nhau có cơ cấu đầu tư vốn khác nhau nên điểm hoà vốn rất khác nhau. Do đó, điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể.

Ưu điểm: Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có nhiều biến động.

Nhược điểm: Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận cũng như hiệu quả của

một đồng vốn bỏ ra.

Một phần của tài liệu bài giảng môn học quản trị dự án đầu tư (Trang 45)