Thứ bảy là: Cần phải phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tạo sự đồng thuận giữa gia đình,

Một phần của tài liệu SKKN Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tạo sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó kêu gọi các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho công tác tổ chức và bồi dưỡng học sinh giỏi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với thực tiễn, điều kiện hoàn cảnh ở trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng và giáo dục miền núi nói chung. Cụ thể là:

1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý, giáo viên 2 Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi.

3. Tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dự tuyển, thực hiện các qui trình phát triển tuyển chọn và các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. 4. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và tổ chức đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp.

5 Tăng cường xây dựng, mua sắm và sử dụng trang –thiết bị dạy học: 6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng. Tổ chức việc phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội.

7.Một số nguyên tác bảo đảm cho công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.

Bằng kết quả thiết thực của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và ôn luyện thi đại học trong những năm qua của trường THPT Cầm Bá Thước đã có bước khởi sắc, nó đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, từng bước khẳng định được vị thế của nhà trường so với các trường bạn trong tỉnh và ngày càng khắc sâu thêm niềm tin của

nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân trong sự nghiệp “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” dần từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội .Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế . Tác giả rất mong được sự đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là các thầy cô có nhiều kinh nghiệp trong công tác tổ chức và bồi dưỡng học sinh giỏi, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài này có thêm giá trị thực tiễn.

II. KIẾN NGHỊ

1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

-Có quy chế về việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thêm - học thêm cho các trường THPT miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Có sự chỉ đạo nhất quán về chương trình dạy học. Cần có chế độ ưu tiên đầu tư về CSVC- TBDH cho các trường THPT nói chung và các trường THPT miền núi, vùng sâu, vùng xa nói riêng.

2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá

- Thực hiện tốt Quyết định 685/2007/QĐ- UB ngày 02 Tháng 03 năm 2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức.

- Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện Thường Xuân xin UBND tỉnh Thanh Hoá nhanh chóng ra quyết định thành lập trường THPT

Thường Xuân 3 để nhằm mục đích giảm tải cho trường THPT Cầm Bá Thước, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh các xã biên giới đi học gần và thuận lợi.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, các phòng học, trang thiết bị phục vụ tốt việc dạy và học.

3. Với Trường THPT Cầm Bá Thước.

- Có chế độ thu hút thoả đáng cho các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên miền xuôi lên công tác lâu dài tại trường.

- Tiết kiệm từ nguồn ngân sách để hỗ trợ với mức cao nhất có thể cho giáo viên tham gia công tác giáo dục nói chung và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

- Cần tranh thủ tối đa các nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nhà trường đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu SKKN Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)