* Tỷ trọng kim ngạch XNK hàng hóa còn nhỏ so với tiềm lực của hai nước
Sau hơn 15 năm (từ 1991 đến nay) mở cửa buôn bán với Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu xét kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước, đó là một tỷ trọng quá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm khoảng 12% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam9 và 0,59% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc10.
* Cán cân thương mại hàng hóa nghiêng nhiều về phía Trung Quốc
Trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, lợi thế đang nghiêng về phía Trung Quốc. Đặc biệt là từ năm 2001, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc gia tăng mạnh, từ 211,9 triệu USD năm 2001 lên 9.145,0 triệu USD năm 2007, tăng 43 lần so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam lớn gấp 2,2 lần giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-200711. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm. Ngược lại, hàng hóa Việt Nam nhập từ Trung Quốc là những mặt hàng có giá trị cao trên thị trường quốc tế.
* Năng lực cạnh tranh hàng hóa chưa đồng đều
Cho đến nay, Trung Quốc đã có một nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học công nghệ đã tiến xa và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, cho nên hàng hóa của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất cao so với các nước
9Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2007, năm 2006 kim ngạch XNK của Việt Nam đạt 84.717,3 triệu USD.
10Theo Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1(71) – 2007, năm 2006 kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 1760,69 tỷ USD
(trong đó có Việt Nam). Đó là hàng hóa có giá rẻ, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường…Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, giá thành sản phẩm cao. Với năng lực cạnh tranh hàng hóa cao hơn Việt Nam, nhiều hàng hóa của Trung Quốc đã ngập tràn thị trường Việt Nam, thậm chí ngay cả những mặt hàng có lợi thế của Việt Nam (rau, hoa quả…) cũng đang bị thu hẹp thị phần ngay trên thị trường nội địa.
* Độ tin cậy nhau giữa doanh nghiệp hai nước còn thấp
Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa từ lâu đời. Song cho đến nay, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước chưa đi vào nề nếp, hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên. Lợi dụng tình hình đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tự động nâng giá hàng hóa tạm thời để các doanh nghiệp Việt Nam tập kết hàng hóa ở biên giới, sau đó họ dìm giá hoặc bỏ không mua, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc thanh toán hàng hóa bằng tiền mặt, trực tiếp giữa các doanh nghiệp, giữa các cá nhân…đã làm cho các cơ quan khó kiểm soát, gây lộn xộn và không an toàn trong kinh doanh, các hiện tượng lừa đảo chiếm dụng tiền hàng của nhau diễn ra liên tục. Những sự việc trên đã làm giảm độ tin cậy lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai nước, ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa hai nước.
* Sự liên doanh, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước diễn ra còn chậm
Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt là hoạt động biên mậu đã có những bước phát triển mạnh. Nó đã thúc đẩy hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua biên giới, hình thành nên các liên doanh xuyên biên giới, các xí nghiệp 100% vốn đầu tư phía đối tác bên kia biên giới. Những doanh nghiệp này buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí qua biên giới. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện quá trình liên doanh,
liên kết, hợp tác giữa hai nước diễn ra còn chậm. Vì vậy, hai nước chưa khai thác triệt để lợi thế và tiềm năng kinh tế của mỗi nước.
* Trao đổi hàng hóa giữa hai nước còn manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao
Những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng gia tăng, cơ cấu mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô nhỏ bé, nguồn vốn hạn hẹp, dẫn đến khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu mặt hàng chủ lực, không ổn định, chưa đáp ứng được các hợp đồng đặt hàng lớn, hàng hóa trao đổi giữa hai nước phần lớn tập trung vào thị trường biên giới, chưa đi sâu vào thị trường nội địa của mỗi nước, dẫn đến hiệu quả trao đổi hàng hóa giữa hai nước chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước.
* Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan…) phát triển chưa đồng đều
Thời gian qua, Chính phủ hai nước đã rất quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu biên giới, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước (hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, giao thông, kho ngoại quan…). Cho đến nay, về phía Trung Quốc, hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đã từng bước được cải thiện, hệ thống đường giao thông, hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận tải, kho ngoại quan, hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực cửa khẩu đã được mở rộng và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông và phân phối hàng hóa, nhằm thu hút các các doanh nghiệp cũng như tư thương tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa tại cửa khẩu biên giới. Trong khi đó, về phía Việt Nam, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu (hệ thống kho tàng, bến bãi, giao nhận vận chuyển…) còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng, tiến độ giao hàng và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời sẽ rất khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa với Trung Quốc. Việc phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không đồng đều giữa hai nước đã và đang hạn chế khả năng lưu thông hàng hóa giữa hai nước, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
* Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng (Hàng cấm, tiền giả, hàng kém chất lượng...)
Do điều kiện địa lý vùng biên giữa hai nước có nhiều đường nhỏ, tuyến đường giáp giữa hai nước dài, các trạm kiểm soát còn ít, lực lượng tham gia kiểm soát còn mỏng nên buôn lậu đã trở thành hiện tượng phổ biến trong buôn bán giữa hai nước. Hàng hóa buôn lậu giữa hai nước cũng rất đa dạng và được chuyển lậu theo đường bộ và đường biển. Hàng hóa từ Trung Quốc chuyển lậu sang Việt Nam chủ yếu là hàng điện tử, hàng cấm, tiền giả, hàng tiêu dùng chất lượng thấp, giá rẻ. Hàng hóa Việt Nam chuyển lậu sang Trung Quốc chủ yếu là gỗ và động vật quý hiếm. Việc gia tăng buôn lậu và gian lận thương mại giữa hai nước đã và đang gây thiệt hại cho người tiêu dùng và một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của hai nước.
* Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực cửa khẩu biên giới
Quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đã và đang diễn ra sôi động hàng ngày, hàng giờ trên toàn tuyến, thu hút hàng nghìn lao động đủ các loại từ miền xuôi và các tỉnh lân cận tham gia hoạt động kinh doanh ở khu vực biên giới. Trong khi đó, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới lại không phát triển tương ứng, đã gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ở khu vực cửa khẩu biên giới chưa được quy hoạch và xây dựng một cách hợp lý cho phù hợp với tính năng của nơi giao lưu buôn bán trao đổi, chưa phân chia rõ khu vực buôn bán cho từng loại hàng, nhóm hàng, thiếu kho dự trữ hàng, kho lạnh bảo quản hàng hóa, bãi tập kết hàng hóa…Hàng hóa rau quả, thực phẩm là những hàng hóa được đưa ra buôn bán
và trao đổi với khối lượng lớn giữa hai nước, nhưng do việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ đọng, thối nát, trong khi đó việc xử lý các loại rác thải, phế thải diễn ra còn chậm, gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực chợ và cửa khẩu biên giới.