GIAI ĐOẠN TỪ 1996 – 2000: THỜI KỲ PHÁT TRIỂN ỔN

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 39)

Giai đoạn này, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển tương đối ổn định. Việc ban hành và ký kết các văn bản, nghị định và Hiệp định liên quan đến phát triển thương mại hàng hóa giữa hai nước vẫn được Chính phủ hai nước quan tâm, tạo ra một không gian thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cư dân dọc biên giới hai nước trao đổi và mua bán hàng hóa với nhau.

Về phía Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu (Quyết định số 675/QĐ-TTg ngày 18/6/96; Quyết định số 748/QĐ- TTg ngày 11/9/1997; Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 26/5/1998; Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 9/9/1998). Những chính sách này nhằm đưa các hoạt động mậu dịch biên giới đi vào nề nếp, tạo sức hấp dẫn các thương nhân

Trung Quốc sang buôn bán tại Việt Nam, phát huy lợi thế so sánh và tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng biên.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành Nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 về việc qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. Trong đó đề cập đến việc mở rộng quyền kinh doanh, cho phép mọi thành phần kinh tế trong nước được tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra, Chính phủ cũng sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước theo hướng dành ưu đãi cao nhất cho sản xuất hàng xuất khẩu, thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, miễn thu thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, bãi bỏ thuế xuất khẩu tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục gia công, áp dụng thuế VAT... tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những chính sách ưu đãi trên đã khuyến khích một số ngành sản xuất trong nước phát triển, đó là nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre, gốm sứ, đồ gỗ...); nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến (điện tử, dệt may, da giày...). Hai nhóm hàng này đang có xu hướng gia tăng tại thị trường Trung Quốc, góp phần làm thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, giảm nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, tăng nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh thị trường các nước có chung đường biên giới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ và thu hút các loại nguyên nhiên liệu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãi biên mậu giảm 50% thuế nhập khẩu và 50% thuế VAT, hoàn thuế VAT cho hàng hóa xuất khẩu biên mậu ngay cả đối với các lô hàng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (chỉ có các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh tại huyện biên giới mới được hưởng ưu đãi này). Đồng thời thành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa phương và phân cấp mạnh quản lý cho địa phương. Tùy từng thời điểm cụ thể, các địa phương có thể áp dụng các ưu đãi khác nhau đối với các cửa khẩu

khác nhau. Những chính sách này đã giúp cho Trung Quốc rất thành công trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước có chung đường biên giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao đổi hàng hóa với các nước.

Ngoài ra, ngày 19/10/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã ký Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới. Trong hiệp định này, hai bên đã ký kết đồng ý tích cực áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa mua bán ở vùng biên giới để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời giao quyền cho các tổ chức giám định hàng hóa của mỗi bên tiến hành giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong mua bán ở vùng biên giới và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua bán của hai bên.

Đặc biệt, sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc ngày 25/2/1999 của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc được xác định trong các bản thông báo chung năm 1991,1992, 1994 và 1995, hai bên đã ra Tuyên bố chung thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và theo tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”4. Với phương châm và tinh thần trên đã tạo khuôn khổ hợp tác mới thuận lợi, lâu dài giữa hai nước.

Ngày 30/12/1999, nhân dịp thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam, Hiệp định về biên giới trên bộ đã được ký kết, đây là vấn đề được nhân dân hai nước và dư luận quốc tế rất quan tâm. Với hiệp định này, một số cửa khẩu, cặp đường mòn và chợ biên giới đã được mở để phục vụ cho hoạt động giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Thực tiễn cho thấy, các cửa khẩu cùng với các đường mòn và chợ biên

giới được khai thông trong thời gian qua đã góp phần quan trọng làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng, từ 669,2 triệu USD năm 1996 lên 2.957,3 triệu USD năm 2000, tốc độ tăng bình quân 33,70%/năm5, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (17,25%/năm)6. Trong đó, hoạt động biên mậu qua cửa khẩu 7 tỉnh biên giới phía Bắc chiếm 70-80% kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 1996, 1997. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần trong những năm sau, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch XNK hai nước năm 1998, 1999 [5, tr.5]. Nguyên nhân là do hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, đèn chiếu sáng, ) và hệ thống dịch vụ (vận tải, bến bãi bốc xếp hàng, kho dự trữ, kho bảo quản, kiểm dịch...) hỗ trợ hoạt động kinh doanh tại khu vực cửa khẩu còn yếu, phát triển chưa đồng bộ, đang làm gia tăng giá cả hàng hóa và cản trở việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước.

Giai đoạn này, Việt Nam và Trung Quốc đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, là thành viên của APEC, ASEM. Đặc biệt, Trung Quốc đang tích cực đàm phán đa phương và song phương để gia nhập WTO trong thời gian gần nhất. Bên cạnh hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực, hai nước cũng chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực, cụ thể là năm 1997-1998 đã diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Cuộc khủng hoảng này đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực và giữa các nước với nhau, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nhưng quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước không giảm sút, điều đó cho thấy tiềm năng trao đổi hàng hóa giữa hai nước là rất lớn. Đặc biệt, năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng mạnh, đạt 2.957,3 triệu USD, tăng 91,7% so với năm 1999 [5, tr.2]. Khối lượng và giá trị mặt hàng trao đổi giữa hai nước không ngừng tăng lên,

5Dựa vào sô liệu của Hải quan Việt Nam ở bảng 1 để phân tích tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XNK giữa hai nước

6Dựa vào số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam để tính tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XNK của cả nước.

đã xuất hiện những mặt hàng đã qua chế biến (dệt may, máy tính điện tử, sản phẩm gỗ…). Hàng hóa trao đổi giữa hai nước vẫn mang tính bổ sung cho nhau. Lực lượng tham gia vào hoạt động trao đổi hàng hóa giữa hai nước không ngừng tăng lên, không chỉ các doanh nghiệp XNK của các tỉnh biên giới phía Bắc, mà nhiều doanh nghiệp XNK của các tỉnh khác trong nội địa của hai nước.

Thông qua các chuyến thăm, những hiệp định ký kết trên, lãnh đạo hai nước vừa củng cố quan hệ, xây dựng lòng tin, vừa đưa ra các phương hướng, biện pháp để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đặc biệt là quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 39)