Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đƣa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nƣớc trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho ngƣời dân, nhất là ở nông thôn (Quyền Đình Hà, 1993)[11]
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nƣớc, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tƣới nƣớc quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đất. Để cải thiện chất lƣợng đất các nhà khoa học đã đƣa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lƣợng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế đƣợc nâng cao,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độ phì nhiêu của đất đƣợc tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất đƣợc nâng cao (Nguyễn Văn Phúc, 1996)[20].
Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trƣơng “nông bất ly hƣơng” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phƣơng Thuỵ (2000)[23], ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tƣơng ứng là 5,7 tỉ và 39,1 %, Austraylia 1,7 tỉ và 14,5 %, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8 %, cộng đồng Châu âu 67,2 tỉ và 40,1 %, Áo là 1,6 tỉ và 69,8 %.