Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động đến sử dụng đất trồng lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 39)

trồng lúa huyện Sơn Dƣơng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Sơn Dƣơng là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30 km về phía Đông Nam. Ranh giới của huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hƣớng cụ thể nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

- Phía Đông giáp huyện Định Hoá và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Tây, giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 là 78.783,51 ha, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn Dƣơng với các tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và các thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình cơ bản đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Vùng 1: Cụm địa hình dọc theo dải núi Tam Đảo, chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, song song với hƣớng gió mùa Đông Nam. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao.

- Vùng 2: Nằm dọc theo dải sông Phó Đáy, địa hình chủ yếu là đồi thấp và những dải đất bằng phù sa nằm dọc hai bên bờ sông.

- Vùng 3: Nằm dọc theo dải sông Lô, địa hình chủ yếu là đồi núi cao, xen kẽ với những khu đồi bát úp ở các xã thuộc vùng hạ huyện Sơn Dƣơng.

c) Khí hậu

Khí hậu của huyện Sơn Dƣơng có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu Bắc Á và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

d) Thuỷ văn

Sơn Dƣơng có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các tiểu vùng. Có 2 con sông lớn là sông Lô và sông Phó Đáy.

- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dƣơng với diện tích lƣu vực gần 2.000 km2, lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất là 11.700 m3/s, lƣu lƣợng nƣớc nhỏ nhất là 128 m3/s. Sông Lô có khả năng vận tải tốt cho các phƣơng tiện vận tải hàng chục tấn. Đây là đƣờng thuỷ quan trọng nhất nối huyện với các tỉnh lân cận.

- Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) với diện tích lƣu vực khoảng 640 Km2. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng vận tải thuỷ rất hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhƣỡng theo phân loại đất định lƣợng đã xác định đƣợc 6 nhóm đất bao gồm 13 Đơn vị đất và 20 Đơn vị đất phụ: 1)Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3)Nhóm đất đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị - Planosols (PL); 6) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG).

Bảng 3.1: Bảng phân loại đất theo phân loại định lƣợng FAO-UNESCO-WRB huyện Sơn Dƣơng

TT Tên đất Tên đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Tiếng Việt) (FAO-UNESCO- WRB)

I NHÓM ĐẤT PHÙ SA FLUVISOLS FL 2.531 3,21 1 Đất phù sa glây Gleyic Fluvisols FL.g 1.650 2,09

1.1 Đất phù sa glây nông, trung tính ít chua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Eutri-epigleyic Fluvisols

FL.g1.e 1.230 1,56

1.2 Đất phù sa glây, trung tính ít chua Eutri-gleyic Fluvisols FL.g.e 360 0,46

1.3 Đất phù sa glây nông, nhiều sỏi sạn sâu

Episkeleti-endogleyic Fluvisols

FL.g1.sk2 31 0,04

1.4 Đất phù sa glây nông, nhiều sỏi sạn nông

Episkeleti-epigleyic Fluvisols

FL.g1.sk1 29 0,04

2 Đất phù sa trung tính ít chua Eutric Fluvisols FL.e 881 1,12

2.5 Đất phù sa trung tính ít chua điển hình Hapli-eutric Fluvisols FL.e.h 881 1,12

II NHÓM ĐẤT GLÂY GLEYSOLS GL 348 0,44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Tên đất Tên đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Tiếng Việt) (FAO-UNESCO- WRB)

3.6 Đất glây trung tính ít chua, điển hình Hapli-eutric Gleysols GL.e.h 254 0,32

4 Đất glây, nhiều sỏi sạn Skeletic Gleysols GL.sk 94 0,12

4.7

Đất glây, nhiều sỏi sạn sâu, trung tính ít chua

Eutri-endoskeletic Gleysols

GL.sk2.e 94 0,12

III NHÓM ĐẤT ĐEN LUVISOLS LV 1.141 1,45 5 Đất đen điển hình Haplic Luvisols LV.h 857 1,09

5.8 Đất đen điển hình Haplic Luvisols LV.h 857 1,09

6 Đất đen nhiều sỏi sạn Skeletic Luvisols LV.sk 284 0,36

6.9 Đất đen, nhiều sỏi sạn sâu điển hình

Hapli-endoskeletic Luvisols

LV.sk2.h 284 0,36

IV NHÓM ĐẤT XÁM ACRISOLS AC 60.926 77,33

7 Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn Skeleti-ferralic

Acrisols ACf.sk 40.944 51,97

7.10 Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn sâu điển hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hapli-endoskeleti-

ferralic Acrisols ACf.sk2.h 32.046 40,68 7.11 Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn nông điển

hình

Hapli-episkeleti-ferralic

Acrisols ACf.sk1.h 8.898 11,29

8 Đất xám feralít điển hình Hapli-ferralic Acrisols ACf.h 13.283 16,86

8.12 Đất xám feralít điển hình Hapli-ferralic Acrisols ACf.h 13.283 16,86

9 Đất xám feralít, đọng nƣớc Stagni-ferralic

Acrisols ACf.st 4.946 6,28

9.13 Đất xám feralít, đọng nƣớc điển hình Hapli-stagni-ferralic

Acrisols ACf.st.h 3.063 3,89 9.14 Đất xám feralít, đọng nƣớc, nhiều sỏi sạn

sâu

Endoskeleti-stagni-

ferralic Acrisols ACf.st.sk2 1.690 2,15 9.15 Đất xám feralít, đọng nƣớc, nhiều sỏi sạn

nông

Episkeleti-stagni-

ferralic Acrisols ACf.st.sk1 193 0,24

10 Đất xám feralít, giàu mùn Humi-ferralic Acrisols ACf.hu 1.451 1,84

10.16 Đất xám feralít, giàu mùn, nhiều sỏi sạn sâu

Endoskeleti-humi- ferralic Acrisols

ACf.hu.sk

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Tên đất Tên đất Ký hiệu Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ %

(Tiếng Việt) (FAO-UNESCO- WRB)

11 Đất xám điển hình Haplic Acrisols AC.h 302 0,38

11.17 Đất xám điển hình Haplic Acrisols AC.h 302 0,38

V NHÓM ĐẤT CÓ TẦNG SÉT CHẶT

CƠ GIỚI PHÂN DỊ PLANOSOLS PL 874 1,11

12 Đất có tầng sét chặt, cơ giới phân di,

glây Gleyic Planosols PL.g 874 1,11

12.18 Đất có tầng sét chặt, cơ giới phân di, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

glây, trung tính ít chua Eutri-gleyic Planosols PL.g.e 874 1,11

VI NHÓM ĐẤT DỐC TỤ REGOSOLS RG 642 0,81

13 Đất dốc tụ glây Gleyic Regosols RG.g 642 0,81 13.19 Đất dốc tụ glây, trung tính ít chua Eutri-gleyic Regosols RG.g.e 604 0,77 13.20 Đất dốc tụ glây, nhiều sỏi sạn sâu Endoskeleti-gleyic

Regosols RG.g.sk2 38 0,05

Tổng diện tích tự nhiên 78.784 100,0

* Nhóm đất phù sa (Fluvisols) - ký hiệu FL.

Toàn huyện có 2.531 ha, chiếm 3,21% diện tích tự nhiên, phân bố hầu khắp các xã trong huyện, nhƣng tập trung nhiều nhất ở một số xã Phúc Ứng khoảng 203 ha, Cấp Tiến khoảng 180 ha, Đông Lợi khoảng 170 ha, Lâm Xuyên khoảng 140 ha.

Đất phù sa đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông lớn, suối nhỏ chảy qua địa bàn huyện Sơn Dƣơng: nhƣ sông Lô, sông Phó Đáy. Ngoài ra các ngòi suối trên địa bàn huyện nhƣ ngòi Tam Đảo, ngòi Đồng Luộc, suối Khổng, suối Bàn…tùy theo địa hình, hàng năm vẫn có thể bồi đắp một lƣợng phù sa nhất định, tạo nên những bãi bằng ven suối, phù sa thƣờng thô, nhất là phù sa ở tiểu vùng cao và dốc. Phù sa trên tiểu vùng đồi núi thấp và tiểu vùng thung lũng có thành phần cơ giới nặng hơn. Nhóm đất này đang đƣợc sử dụng chủ yếu trồng lúa và hoa mầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Toàn huyện có 348 ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở một số xã trong huyện, tập trung nhất ở các xã nhƣ Đại Phú khoảng 90 ha, Hợp Thành khoảng 70 ha, Hồng Lạc khoảng 40 ha...

Nhóm đất glây hình thành chủ yếu tại các vùng đất thấp, vàn thấp, thƣờng bị ngập nƣớc hoặc những nơi có mực nƣớc ngầm cao trong các thung lũng, tiêu nƣớc kém. Trong quá trình ngập nƣớc, các ôxit sắt và mangan bị khử và hoà tan trong nƣớc. Những chất này di chuyển và tích tụ tạo thành tầng glây có màu xám xanh, xanh đen, xanh lục nhạt…và có những vệt rỉ sắt thƣờng thấy theo các đƣờng rễ cây. Đất glây thƣờng mất cấu trúc, hoặc tảng, chặt, chứa nhiều độc tố đối với cây trồng. Nhóm đất này đang sử dụng chủ yếu để trồng lúa.

* Nhóm đất đen (Luvisols)- ký hiệu LV

Diện tích 1.141 ha, chiếm 1,45% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã nhƣ Bình Yên khoảng 350 ha, Tân Trào khoảng 220 ha, Lƣơng Thiện khoảng 210 ha, Thƣợng Ấm khoảng 200 ha và Phúc Ứng khoảng 130 ha.

Đất đƣợc hình thành tại chỗ, có sự rửa trôi cấp hạt sét từ tầng đất gần tầng mặt xuống tầng đất sâu phía dƣới hình thành tầng B tích sét (B-argic), trong điều kiện phong hoá của đá mẹ mà tốc độ giải phóng kiềm nhanh hơn tốc độ khử kiềm nên môi trƣờng bão hoà bazơ, dung tích cation trao đổi cao. Mức độ phong hóa trung bình. Nhóm đất đen đang đƣợc sử dụng trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm, cây hoa màu nhƣ ngô, lạc, đậu đỗ.

* Nhóm đất xám (Acrisols)-ký hiệu AC

Toàn huyện có 60.926 ha, chiếm 77,33% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các xã trong huyện, nhiều nhất ở xã Đông Thọ khoảng 3.760 ha, Phú Lƣơng khoảng 3.370 ha, Hợp Hòa khoảng 3.340 ha, Trung Yên khoảng 2.930 ha….

Đây là nhóm đất đặc trƣng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, là sản phẩm phong hoá từ nhiều loại đá mẹ nhƣ đá biến chất, đá macma axit, đát cát, mẫu chất phù sa cổ, … Các khoáng sét bị phong hoá mạnh, đồng thời quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm thổ trong đất tạo nên tầng tích tụ sét (Bargic) có dung tích hấp thu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ no bazơ thấp. Nhóm đất này hiện đang sử dụng chủ yếu để trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện.

* Nhóm đất có tầng sét chặt cơ giới phân dị (Planosols) - ký hiệu PL

Toàn huyện có khoảng 874 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên. Đất phân bố một số xã, tập trung nhất ở các xã Ninh Lai (khoảng 330 ha), Thiện Kế (khoảng 190 ha), Sơn Nam (khoảng 170 ha)…

Đất đƣợc hình thành trên các mẫu chất nhƣ phù sa cổ hoặc đá macma axit, địa hình lòng chảo hoặc thung lũng, địa hình tƣơng đối vàn cao đến vàn thấp, thƣờng bị úng nƣớc tầng mặt. Ƣu thế của nhóm đất này là địa hình bằng, thuận lợi cho thiết kế đồng ruộng; gần nguồn nƣớc tƣới; tầng đất dày, thuận lợi sản xuất lúa nƣớc và trồng hoa màu.

* Nhóm đất dốc tụ (Regosols) - ký hiệu RG

Toàn huyện có khoảng 642 ha, chiếm 0,81% diện tích tự nhiên. Đất phân bố ở một số xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Đại Phú (khoảng 120 ha), Phúc Ứng (khoảng 90 ha), Sơn Nam (khoảng 80 ha).

Đất dốc tụ hình thành ở những nơi có địa hình thấp, dƣới chân các sƣờn dốc hoặc ngay tại các sƣờn dốc thoải. Do những sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy, đƣợc tích tụ lại, các tầng đất sắp xếp lộn xộn, không theo quy luật. Đất phân bố ở địa hình thấp, bằng, có chế độ ẩm phù hợp sản xuất lúa nƣớc và các loại cây trồng cạn.

Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Sơn Dƣơng khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chƣa hợp lý và do sức ép về dân số, tập quán canh tác và ý thức của con ngƣời... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lƣợng đất vẫn thƣờng xuyên xảy ra.

b) Tài nguyên nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có 2 nguồn nƣớc chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình khai thác sử dụng đất, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nƣớc mƣa: Huyện có lƣợng mƣa hàng năm lớn và nƣớc mƣa là một trong những nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Tuy nhiên do phân bố mƣa theo mùa và không đều nên thƣờng gây ra tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mƣa và thiếu nƣớc trong mùa khô. Cần phải khắc phục hai yếu tố hạn chế ngƣợc chiều này bằng xây dựng hệ thống kênh mƣơng, các hồ đập để điều tiết nƣớc giữa hai mùa, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

+ Nƣớc từ các sông suối, ao hồ, đập: Đây là nguồn nƣớc chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện với hai con sông lớn là: sông Lô, và sông Phó Đáy, ngoài ra còn có các hồ, đập lớn. Hiện nay, nguồn nƣớc này đƣợc sử dụng để trữ nƣớc và cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm

Theo kết quả điều tra nƣớc ngầm ở huyện Sơn Dƣơng, tầng nƣớc ngầm có trữ lƣợng dồi dào và có chất lƣợng tốt, không bị ô nhiễm, thuộc nhóm nƣớc mềm phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế trong huyện. Trong chƣơng trình nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nguồn nƣớc ngầm rất cần đƣợc chú trọng nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tránh lãng phí, làm ô nhiễm các tầng nƣớc ngầm.

c) Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp có 45.210,31 ha, chiếm 57,39% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:

Rừng sản xuất có 30.177,50 ha, chiếm 38,30% diện tích đất tự nhiên của huyện; rừng phòng hộ có 4.888,58 ha, chiếm 6,21% diện tích đất tự nhiên; rừng đặc dụng có 10.144,23 ha, chiếm 12,88% diện tích đất tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ che phủ của rừng đến hết tháng 12 năm 2013 đạt 50,1%, diện tích rừng trồng trên 21.000 ha, là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, giấy và bột giấy.

d) Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2010 có xét đến năm 2020, trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhƣ: Sắt limonit, Chì kẽm, Thiếc, Vonfram, Barit, Kaolin.

Ngoài các loại khoáng sản kể trên, huyện Sơn Dƣơng còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ: Đất sét, cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng… Những loại khoáng sản này cũng đang đƣợc khai thác, sử dụng ở nhiều điểm.

e) Tài nguyên du lịch

Sơn Dƣơng là huyện có cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng với các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồi núi, hệ sinh thái rừng, sinh thái sông, suối, hồ... Hơn nữa Sơn Dƣơng là địa bàn có truyền thống cách mạng với nhiều địa điểm đã đƣợc ghi nhận là di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia. Đây là cơ sở rất quan trọng, thuận lợi để phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch về cội nguồn và du lịch sinh thái.

f) Tài nguyên nhân văn

Sơn Dƣơng hiện có 173.256 ngƣời với nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nhƣ: Tày, Dao, Sán chay, Sán dìu, Hoa, Nùng, Kinh, H’Mông, Cao lan.... Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn đƣợc bảo tồn và lƣu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều đƣợc ngƣời dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 39)