Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" trong lịch sử lập pháp hình sự Việt

Một phần của tài liệu Dấu hiệu đã bị xử lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59)

6. Kết cấu luận văn:

2.1. Dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" trong lịch sử lập pháp hình sự Việt

sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay.

Nh- chúng ta đã biết, tội phạm và vi phạm hành chính đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội nh-ng giữa chúng có sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm đó. Chính sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi quyết định sự khác biệt về hình thức pháp lý quy định, về hậu quả pháp lý và điều đó lý giải tại sao Nhà n-ớc lại buộc ng-ời phạm tội phải chịu TNHS là loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc hơn bất kỳ loại trách

nhiệm pháp lý nào khác mà ng-ời vi phạm hành chính hoặc vi phạm dân sự... phải gánh chịu.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng tiêu chuẩn chung (mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội) để phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính đối với các vi phạm cụ thể vẫn có tính trừu t-ợng và khái quát. Nghiên cứu vấn đề phân biệt hai loại vi phạm này cho thấy, có những vi phạm không đòi hỏi phải chỉ ra các dấu hiệu phân biệt cụ thể, ví dụ: hành vi "v-ợt đèn đỏ" khi tham gia giao thông hay hành vi "hút thuốc lá" nơi quy định "cấm hút thuốc" luôn chỉ là vi phạm hành chính, hành vi "phản bội Tổ quốc" hay hành vi "giết ng-ời" là tội phạm. Nh-ng có bộ phận lớn vi phạm pháp luật đòi hỏi phải chỉ ra các dấu hiệu phân biệt cụ thể. Vì vậy, khi tính đến việc xác lập về mặt hình thức của pháp luật, với yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng đắn chế tài, các nhà làm luật đã thực hiện việc chỉ ra trong các văn bản pháp luật các dấu hiệu cụ thể phân biệt hai loại vi phạm này.

Nhìn toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của PLHS Việt Nam, các nhà làm luật n-ớc ta đã ghi nhận rất nhiều các dấu hiệu cụ thể để phân biệt hai loại vi phạm này nh- các đặc điểm thuộc về nhân thân nh- : đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án, đã bị áp dụng các biện pháp c-ỡng chế hành chính khác (ngoài vi xử phạt hành chính và kỷ luật hành chính) và các dấu hiệu thuộc về bốn yếu tố CPTP: Mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan và chủ thể. Hơn nữa, nh- đã trình bày, trong các dấu hiệu phân biệt cụ thể của hai loại vi phạm này có một số tội phạm và vi phạm hành chính có chung dấu hiệu phân biệt là dấu hiệu "tái phạm" hành chính.

Do vậy, nghiên cứu dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" nói riêng cũng nh- vấn đề phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành chính nói chung có sự biến đổi nh- thế nào trong quá trình hình thành và phát triển của PLHS gắn với các điều kiện xã hội cụ thể là cần thiết để có thể nhìn nhận đầy đủ, thấu đáo về cách thức quy định tội phạm cũng nh- vấn đề phân biệt giữa nó với vi phạm hành chính trong PLHS hiện hành nh- là kết quả của quá trình phát

triển. Đồng thời, qua đó cũng cho ta thấy đ-ợc vai trò của việc phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính nói chung cũng nh- việc mô tả dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" nói riêng trong PLHS qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và xem xét vấn đề kế thừa của các dấu hiệu phân biệt, trong đó có dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" trong sự phát triển liên tục của PLHS.

Để đạt đ-ợc mục đích trên đây, việc nghiên cứu dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" nói riêng và vấn đề phân biệt giữa tội phạm với hành vi hành chính nói chung phải đ-ợc xem xét qua các giai đoạn phát triển t-ơng ứng của PLHS Việt Nam. Quá trình phát triển của PLHS có thể phân thành các giai đoạn: Có thể phân kỳ phát triển của PLHS theo sự ra đời của các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, đó là các mốc lớn phản ánh các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... của một thời kỳ lịch sử và cùng với nó là sự xác định cơ sở cũng nh- định h-ớng xây dựng pháp luật t-ơng ứng của Nhà n-ớc. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề có tính nguyên tắc, thực tiễn pháp lý n-ớc ta cho thấy, phân kỳ phát triển của PLHS theo Hiến pháp sẽ ít có ý nghĩa. Vì tr-ớc Hiến pháp năm 1980, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc quy định tội phạm ở n-ớc ta đ-ợc thực hiện trong rất nhiều văn bản PLHS khác nhau. Do đó, việc phân biệt tội phạm nói chung cũng nh- dấu hiệu phân biệt cụ thể "đã bị xử lý hành chính" nói riêng cũng đ-ợc thực hiện rải rác trong rất nhiều văn bản quy phạm PLHS.

Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, với yêu cầu phân kỳ để thấy đ-ợc những b-ớc phát triển lớn của PLHS nói chung về vấn đề phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính gắn với việc mô tả cụ thể dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính", thì phân kỳ theo tiêu chí văn bản là thích hợp, bởi nếu phân kỳ theo tiêu chí này, tr-ớc hết chúng ta phải dựa chủ yếu vào các văn bản PLHS đã đ-ợc ban hành, đặc biệt là BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999. Đây là hai văn bản đ-ợc ban hành trên cơ sở sự cụ thể hoá của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 - tức Hiến pháp tr-ớc và sau khi Đảng và Nhà n-ớc ta tiến hành đổi mới đất n-ớc. Vì vậy, chính sách đấu tranh với loại vi phạm

pháp luật này ở các giai đoạn khác nhau đều đ-ợc nhà làm luật n-ớc ta "chuyển tải" đầy đủ trong hai Bộ luật trên đây. Do vậy, vấn đề phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hành chính gắn với dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính" trong PLHS đ-ợc thực hiện thông qua chính sách TPH - phi TPH cũng nh- cách thức quy định tội phạm trong các văn bản PLHS này cũng có sự khác nhau cơ bản về phạm vi, cách thức sử dụng và mục đích áp dụng.

Một phần của tài liệu Dấu hiệu đã bị xử lý hành chính trong pháp luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)