Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 33)

- Chế định miễn TNHS thể hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng

1.5.1. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

BLHS Liên Bang Nga được Đuma Quốc gia Nga thông qua ngày 24/5/1996 và được tổng thống Liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996 "Về việc thi hành Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga", đồng thời Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1/1/1997. [39, tr. 130] Theo đó, các nhà làm luật nước này đã ghi nhận miễn TNHS với tính chất là một chế định độc lập trong BLHS này tại một chương riêng biệt (Chương 11) bao gồm bốn điều luật tương ứng là

bốn trường hợp miễn TNHS, mà cụ thể là: "Do người phạm tội ăn năn hối cải (Điều 76); Do người phạm tội đã hòa giải với người bị hại (Điều 77); Do sự thay đổi của tình hình (Điều 78) và; Do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 79)" [18, tr. 54].

Ngoài những trường hợp miễn TNHS chung quy định trong Chương 11 của Phần chung BLHS, còn có hai trường hợp miễn TNHS do đại xá (Điều 85) và cho NCTN (Điều 91). Khoản 1 điều 91 BLHS Liên Bang Nga năm 1996 quy định: "Người chưa thành niên lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng có thể được miễn TNHS, nếu thấy rằng có thể cải tạo được họ bằng các biện pháp giáo dục bắt buộc". Khi miễn TNHS: NCTN phạm tội có thể bị áp dụng bốn biện pháp giáo dục bắt buộc sau đây được quy định tại khoản 2 điều 91 BLHS Liên bang Nga năm 1996: "1. Cảnh cáo, 2. giao cho cha mẹ hoặc người thay cha mẹ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát giáo dục, 3. Buộc bồi thường thiệt hại gây ra, 4. Hạn chế sự nhàn rỗi và đặt ra những đòi hỏi riêng đối với những xử sự của người chưa thành niên". Cũng theo khoản 3 Điều 91 BLHS Liên bang Nga năm 1996 có quy định: "Người chưa thành niên có thể bị áp dụng cùng một lúc nhiều biện pháp giáo dục bắt buộc".

Như vậy, khi nghiên cứu các quy định về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội của PLHS Liên Bang Nga chúng tôi nhận thấy các quy định đó là tương đối chi tiết, cụ thể, rõ ràng, phản ánh nguyên tắc nhân đạo của PLHS đối với NCTN phạm tội. Từ đó chúng ta có thể rút ra những điểm giống nhau giữa BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga. Cả hai Bộ luật đều dành một chương quy định về NCTN phạm tội, đó là chương X BLHS Việt Nam, chương XIV BLHS Liên Bang Nga. Trong các chương đó có quy định cụ thể về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội, mặc dù về các căn cứ và điều kiện áp dụng các quy định về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội của hai Nước là

khác nhau nhưng về bản chất là giống nhau đều thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước dành cho NCTN phạm tội.

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)