TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH, NHÀ TRƢỜNG TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 82)

- Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách

3.4.TĂNG CƢỜNG VAI TRÕ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH, NHÀ TRƢỜNG TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO

CHỨC XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH, NHÀ TRƢỜNG TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI KHI HỌ ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Quan tâm, giúp đỡ NCTN phạm tội là trách nhiệm của mỗi gia đình, tổ chức, cơ quan và xã hội; đó cũng là biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho xã hội, cho mỗi người và cũng như bảo vệ, giáo dục cả chính NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS. Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với NCTN phạm tội, được thể hiện qua chính sách hình sự của Nhà nước đối với NCTN phạm tội, mang tính nhân đạo sâu sắc. BLHS năm 1999 đã quy định một chương riêng đối với NCTN phạm tội, khoản 1 Điều 69 quy định: "Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội" [26]. NCTN là thế hệ trẻ của đất nước, là mầm sống của xã hội cho nên cộng đồng xã hội cần quan tâm, chăm sóc bảo vệ các em, sẵn sàng giúp đỡ các em sửa chữa những lỗi lầm, làm lại cuộc đời và sống có ích cho xã hội. Cũng như xã hội thì gia đình cũng có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách và lối sống của các em ở độ tuổi này, nhất là khi các em mắc lỗi lầm, khi các em phạm tội và được miễn TNHS trở về với gia đình, thì gia đình phải có trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ, động viện tạo điều kiện cho các em trở lại cuộc sống bình thường và hoàn thiện bản thân. Vì vậy mà PLHS đã có quy định rất cụ thể đó là: "Giao người phạm tội cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú công tác giám sát, giáo dục" [26, khoản 2 Điều 69]. Như vậy, việc chuyển giao NCTN phạm tội được miễn TNHS cho gia đình, cơ quan, tổ chức là bắt buộc. Điều này có ý nghĩa xã hội rất lớn bởi lẽ như chúng ta biết miễn TNHS nói chung và miễn TNHS đối với NCTN nói riêng là biện pháp

pháp lý cần sự tham gia rộng rãi, của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình người được miễn TNHS để giám sát, giáo dục họ. Việc giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức tương ứng giám sát, giáo dục NCTN phạm tội nói chung và NCTN phạm tội được miễn TNHS nói riêng chính là thể hiện sự vận dụng đúng đắn các biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng nhân dân, cũng như của gia đình và chính quyền địa phương nhằm mục đích loại trừ điều kiện bất lợi, khả năng tái phạm hoặc phạm tội mới, giúp NCTN phạm tội được miễn TNHS chủ động tích cực cải tạo, sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt sống có ích cho xã hội. Trong nội dung cải tạo, giáo dục và giám sát NCTN phạm tội được miễn TNHS, thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức cần phải có những biện pháp tích cực để tác động làm cho NCTN được miễn TNHS thấy được hành vi phạm tội của họ trước đó, hậu quả tác hại mà mình đã gây ra cho gia đình và xã hội; cũng như thấy được chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước và sự quan tâm của gia đình, cơ quan, tổ chức đối với họ; đồng thời hướng tới mục đích NCTN phạm tội khi được miễn TNHS phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trước gia đình, trước chính quyền địa phương, trước xã hội để họ quên đi quá khứ lầm lỗi, phấn đấu học tập, lao động trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Để thực hiện được mục đích đó cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với gia đình có NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS: Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giám sát giáo dục với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của NCTN, là chỗ dựa tinh thần và tiếp thêm sức mạnh giúp đỡ NCTN phạm tội được miễn TNHS làm lại cuộc đời, hoàn thiện bản thân sống có ích cho xã hội, thể hiện:

Thứ nhất, công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn

nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết sau khi các em mắc lỗi được quay trở về với gia đình.

Thứ hai, các bậc cha mẹ cần được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.

Thứ ba, xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành cho các em.

Thứ tư, gia đình là chỗ dựa tinh thần to lớn của lứa tuổi chưa thành niên, bằng chính tình cảm, lòng bao dung, độ lượng của các thành viên trong gia đình sẽ làm mất đi những mặc cảm tội lỗi mà các em đã gây ra. Sự động viên giúp đỡ của gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp cho các em thoát khỏi sự cám dỗ của cuộc sống, giáo dục các em phát huy tối đa khả năng và tính tích cực trong bản thân, từ đó khắc phục được thói hư tật xấu, trở thành con người lương thiện trong xã hội.

Đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức nhận trách nhiệm giáo dục, giám sát NCTN phạm tội khi họ được miễn trách nhiệm hình sự:

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, giáo dục, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước trên các lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi

phạm tội phạm; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội;

Thứ ba, các cơ quan nhà nước chủ động trong việc thường xuyên tổ chức kiếm tra đối tượng cư trú thuộc địa bàn do mình quản lý, phối hợp với cơ quan chức năng để tăng cường công tác giám sát và phát hiện vi phạm, tái phạm của NCTN phạm tội được miễn TNHS để kịp thời xử lý góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS trong việc quản lý, giám sát và giáo dục các em.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý và giáo dục NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS. NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần, chưa nhận thức đầy đủ về hành vi của mình. Vì thế, gia đình và nhà trường cần phải giáo dục các em nhận thức được cái đúng, cái sai và khi các em mắc sai lầm, cần động viên an ủi các em và phòng chống vi phạm pháp luật của các em. Cụ thể là, các cơ sở

đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học viên bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.

Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội và gia đình trong việc giám sát, giáo dục NCTN phạm tội khi họ được miễn TNHS. Các tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, tổ dân phố, hội phụ nữ, tổ chức xã hội khác...có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các em trong môi trường lành mạnh, đặc biệt khi có sự phối hợp với gia đình các em tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, giám sát và giáo dục các em. Các tổ chức xã hội có thể tạo ra môi trường thân thiện, hòa nhập, để các em tự tin tham gia vào, từ đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em, giúp đỡ các em, tạo mọi điều kiện để các em hoàn thành nghĩa vụ của mình là học tập tốt, trở thành người con ngoan, sống có ích cho xã hội.

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 82)