Thực trạng việc áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 61)

- Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, thì không bị coi là phạm tội và không phải chịu trách

2.2.2.Thực trạng việc áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tộ

sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đối với NCTN phạm tội. Điều đó đã được thể hiện trong hệ thống PLHS Việt Nam, trong đó có những quy định riêng về tuổi chịu TNHS, về nguyên tắc, đường lối xử lý và các biện pháp tư pháp cũng như thủ tục tố tụng áp dụng đối với NCTN phạm tội… Trong BLHS có Chương 10, từ Điều 68 đến Điều 77 bao gồm những quy định riêng đối với NCTN phạm tội. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự có Chương 32, từ Điều 301 đến Điều 310 quy định những thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tội. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến NCTN còn được quy định rải rác trong một số điều luật cụ thể khác. Chế độ giam, giữ NCTN quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật, Nghị định của Chính phủ… cũng thể hiện tính nhân đạo, sự quan tâm đến tương lai và sự mong muốn phát triển hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội đối với những NCTN phạm tội. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có NCTN

phạm tội, đều phải chú ý đến từng chi tiết vụ án cũng như tình tiết có lợi cho NCTN. Theo Điều 69 BLHS năm 1999, nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội luôn luôn nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội:

Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội; người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự; việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện trong trường hợp cần thiết; không áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội [26].

Vì vậy, việc xem xét, đánh giá tình tiết giảm nhẹ, các căn cứ và điều kiện áp dụng biện pháp miễn TNHS đối với NCTN phạm tội là cần thiết.

Là một trong những căn cứ để đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án hình sự, việc miễn TNHS đối với NCTN phạm tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án căn cứ vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng để chấm dứt hoạt động TTHS đối với vụ án hoặc đối với bị can, bị cáo; thể hiện bằng các quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát và Tòa án. Trên cơ sở số liệu đã thu thập trong các báo cáo, thống kê án đình chỉ điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (các năm từ 2004 đến 2010), chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, Tỷ lệ án đình chỉ điều tra do miễn TNHS đối với NCTN phạm tội ở giai đoạn điều tra và truy tố do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát áp dụng cao hơn rất nhiều so với Tòa án áp dụng. Mặt khác, tổng số án đình chỉ điều tra do miễn TNHS đối với NCTN phạm tội thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với tổng số án đình chỉ điều tra do những căn cứ khác, cũng như trên tổng số vụ án, tổng số bị can mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ. Cụ thể như, theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2004 tổng số

bị can bị đình chỉ điều tra là 89 bị can thì tổng số bị can bị đình chỉ điều tra do miễn TNHS là 49 (chiếm 55,05%), năm 2005 tỷ lệ là 80 và 49 chiếm 61,25%), năm 2006 tỷ lệ là 97 và 47 (chiếm 48,4%), năm 2007 tỷ lệ là 71 và 51 (chiếm 71,8%), năm 2008 tỷ lệ là 81 và 25 (chiếm 30.86%), năm 2009 tỷ lệ là 73 và 41 (chiếm 56,16%), năm 2010 tỷ lệ là 34 và 6 (chiếm 17,64%).

Trong số các vụ án, các bị can là NCTN được đình chỉ do miễn TNHS chủ yếu tập trung vào các loại tội xâm phạm nhóm kinh tế và trị an - xã hội, các loại tội còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cụ thể là năm 2004, số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 26 bị can, án trị an - xã hội là 23 bị can, trong khi án ma túy là 0 bị can, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 0 bị can. Năm 2005, số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 35 bị can, án trị an - xã hội là 14 bị can, án ma túy là 0, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 0 bị can. Năm 2006 số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 17 bị can, án trị an - xã hội là 24 bị can, án ma túy là 6 bị can, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 0 bị can. Năm 2007, số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 28 bị can, án trị an - xã hội là 22 bị can, án ma túy là 1 bị can, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 0 bị can. Năm 2008, số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 9 bị can, án trị an - xã hội là 14 bị can, án ma túy là 1 bị can, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 1 bị can. Năm 2009 số bị can được đình chỉ do miễn TNHS về các tội xâm phạm nhóm án kinh tế là 16 bị can, án trị an - xã hội là 22 bị can, án ma túy là 3 bị can, án chức vụ và hoạt động tư pháp là 0 bị can. Năm 2010 chỉ có là 6 bị can thuộc nhóm tội xâm phạm án trị an được đình chỉ do miễn TNHS.

Bảng 2.3: Các bị can là NCTN được đình chỉ do miễn TNHS ở các loại nhóm tội giai đoạn 2004 – 2010

Nhóm Năm Nhóm kinh tế Nhóm trị an - xã hội Nhóm ma túy Nhóm chức vụ và hoạt động tƣ pháp Tổng cộng 2004 26 23 0 0 49 2005 35 14 0 0 49 2006 17 24 6 0 47 2007 28 22 1 0 51 2008 9 14 1 1 25 2009 16 22 3 0 41 2010 0 6 0 0 6

Nguồn: Cục Thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thứ hai, trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2010 Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã xử lý 35.077 bị can, trong đó truy tố 33.075 bị can, đình chỉ vụ án đối với 525 bị can, có 268 bị can được miễn TNHS.

Ở giai đoạn xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) số bị cáo là NCTN được Tòa án áp dụng miễn TNHS trên tổng số bị cáo được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu như không đáng kể.

Từ năm 2004 - 2010, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử 29.213 bị cáo là NCTN, trong số đó có 4.540 bị cáo bị tuyên phạt mức án từ 3 năm tù trở lên.

Như vậy, Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008, tội phạm do NCTN thực hiện ngày càng gia tăng nên việc xử lý NCTN phạm tội cũng tăng lên. Chẳng hạn, năm 2004 Viện kiểm sát xử lý 3.575 bị can thì sang năm 2005 đã xử lý 4.577 bị can, năm 2006 xử lý 6.137 bị can thì năm 2007 đã xử lý 6304 bị can và năm 2008 đã xử lý 6.588 bị can. Đặc biệt, trong hai năm 2009 và 2010 tội phạm do NCTN thực hiện lại giảm xuống đáng kể. Cụ thể năm 2009 Viện kiểm sát xử lý 3.768 bị can và năm 2010 Viện kiểm sát xử lý 4.128 bị can.

Tuy nhiên, qua bảng thống kê cho thấy tổng số bị can được miễn TNHS từ năm 2004 đến năm 2010 không tăng, mà còn có xu hướng giảm và nó chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số bị can bị truy tố và số bị can bị xử lý như đã nêu trên. Cụ thể: Năm 2004 tổng số NCTN được miễn TNHS là 49 bị can, chiếm 1,43% so với tổng số NCTN bị truy tố. Năm 2005 tổng số NCTN được miễn TNHS là 49 bị can, chiếm 1,17% so với tổng số NCTN bị truy tố.Năm 2006 tổng số NCTN được miễn TNHS là 47 bị can, chiếm 0.82% so với tổng số NCTN bị truy tố. Năm 2007 tổng số NCTN được miễn TNHS là 51 bị can, chiếm 0,86% so với tổng số NCTN bị truy tố. Năm 2008 tổng số NCTN được miễn TNHS là 25 bị can, chiếm 0,39% so với tổng số NCTN bị truy tố. Năm 2009 tổng số NCTN được miễn TNHS là 41 bị can, chiếm 1,12% so với tổng số NCTN bị truy tố. Năm 2010 tổng số NCTN được miễn TNHS là 6 bị can, chiếm 0,15% so với tổng số NCTN bị truy tố.

Bảng 2.4: Thống kê số bị can được miễn TNHS giai đoạn 2004 - 2010

STT Năm NCTN bị truy tố NCTN đƣợc miễn TNHS NCTN bị xét xử sơ thẩm 1 2004 3.421 49 2.930 2 2005 4.172 49 3.404 3 2006 5.700 47 5.171 4 2007 5.884 51 5.247 5 2008 6.353 25 5.828 6 2009 3.645 41 3.262 7 2010 3.900 6 3.371

Nguồn: Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thứ ba, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã áp dụng các quy định của PLHS, PLTTHS một cách đúng đắn và chính xác về căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tố tụng. Cụ thể, các cơ quan này khi ra quyết định

miễn TNHS đối với NCTN phạm tội dựa trên cơ sở PLHS và PLTTHS có sự cân nhắc, đánh giá, xem xét về tính chất và mức độ của hành vi để đảm bảo chất lượng giải quyết các vụ án hình sự được miễn TNHS đúng pháp luật, hạn chế được số vụ án oan sai, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm.

Thứ tư, Cơ quan điều tra và đặc biệt là Viện kiếm sát cần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng trong công tác thống kê tội phạm là người chưa thành niên, cần lập biểu bảng riêng, chi tiết, rõ ràng, thống kê đầy đủ. Bởi thực tế hiện nay, các Cơ quan này mới chỉ báo cáo liệt kê thu thập các số liệu đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án về miễn TNHS do NCTN phạm tội theo khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999, mới thống kê nhóm tội chứ chưa thống kê từng loại tội cụ thể, chưa thống kê được các trường hợp miễn TNHS khác như Đ19, Đ25..

Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS Việt Nam về miễn TNHS cho thấy còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, tồn tại của quy định PLHS về các biện pháp miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội

BLHS năm 1999 đã quy định cụ thể vấn đề NCTN phạm tội trong một chương riêng (Chương X), bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện. Tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999 quy định: "người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại không lớn thì có thể được miễn TNHS.." Điều 8 BLHS quy định "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội". Vì vậy cần có hướng dẫn như thế nào là "gây thiệt hại không lớn" quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999.

Ngoài ra, điều luật cũng chưa quy định rõ trường hợp nào thì gia đình theo dõi và giáo dục, trường hợp nào thì cơ quan, tổ chức giám sát và giáo

dục, quản lý? Trong khi Điều luật chỉ quy định chung chung đó là "…và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục".

Quá trình áp dụng PLHS cho thấy những quy định về miễn TNHS còn nhiều bất cập khi vận dụng vào đời sống thực tế xã hội và thực tiễn xét xử, như hiệu quả áp dụng chưa cao, tỷ lệ số NCTN phạm tội được miễn TNHS rất thấp so với thực tế.

Thứ hai, tồn tại của việc áp dụng quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với NCTN phạm tội

a. Chưa có đầy đủ những căn cứ và điều kiện luật định vẫn thực hiện miễn trách nhiệm hình sự.

Thực tiễn áp dụng PLHS cho thấy một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã không quan tâm đầy đủ các căn cứ và điều kiện luật định của trường hợp miễn TNHS đối với NCTN phạm tội khi ra quyết định miễn TNHS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Trong những căn cứ và điều kiện mà pháp luật quy định như NCTN phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trong, gây hại không lớn,… thì có trường hợp NCTN phạm tội rất nghiêm trọng hoặc NCTN chưa được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục cũng được cơ quan tiến hành tố tụng miễn TNHS.

Trường hợp người bị hại có đơn xin bãi nại (ngoài khoản 2 Điều 105 BLTTHS) nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ cho bị can, bị cáo được miễn TNHS. Đây là trường hợp miễn TNHS không đúng.

b. Khi đã có đầy đủ các căn cứ và điều kiện luật định nhưng không định miễn trách nhiệm hình sự

Thực tiễn cho thấy, có một số trường hợp mặc dù có đủ điều kiện miễn TNHS nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại không thực hiện vì tâm lý e ngại, lo lắng việc phải giải trình với cấp trên khi ra quyết định.

Qua các trường hợp miễn TNHS xảy ra trên thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp miễn TNHS thường xảy ra trong giai đoạn điều tra, truy tố và đi kèm với quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra hoặc đình chỉ vụ án của Viện Kiếm sát, còn Tòa án áp dụng miễn TNHS chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Sở dĩ còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan dưới đây:

Thứ nhất, mặc dù quy định về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội trong BLHS năm 1999 đã hoàn thiện và đầy đủ hơn so với các quy định tương ứng trong BLHS năm 1985 nhưng qua thực tiễn áp dụng và thi hành cho thấy là các quy định về chế định này vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện và cần có văn bản giải thích và hướng dẫn thống nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, do trình độ nhận thức về các quy định của PLHS, Pháp luật TTHS của đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự có NCTN phạm tội nói riêng. Họ được Nhà nước trao quyền để thực hiện, áp dụng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nên việc vận dụng pháp luật trong mỗi vụ án hình sự cụ thể có liên quan đến NCTN còn lúng túng, việc đánh giá tính chất, mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội không chính xác, sự nhận thức về căn cứ, điều kiện miễn TNHS không chính xác dẫn đến việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội.

Thứ ba, do ý thức pháp luật, phương pháp, lề lối làm việc, trách nhiệm của cán bộ giải quyết vụ án đối với NCTN phạm tội chưa cao, việc quản lý, xử lý giải quyết vụ án chưa thật sâu và kỹ. Sự chỉ đạo của, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới chưa được thường xuyên, liên tục, kịp thời;

lãnh đạo chưa thật sự

; cán bộ làm công tác này còn thiếu tinh thần trách nhiệm nên dẫn đến việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn TNHS đối với NCTN phạm tội còn chưa đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, gây ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trang 61)