Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí
sinh chi phí
a. Phân tích sự biến động cả từng khoản mục chi phí trong bộ phận sản xuất phân xưởng lò than, lò đá.
Từ bảng 2.4.1 ta thấy sự biến động của chi phí phát sinh trong phân xưởng lò than và lò đá là do sự biến động của các yếu tố chi phí bên trong bao gồm: chi phí NVL, chi phí CCDC, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCD, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Sự biến động của các yếu tố này như sau: - Chi phí NVL trong kì là 1.023.245.650 đồng chiếm 7,72%;giảm 50.317.608 đồng tương ứng với mức giảm 4,69%, chi phí NVL của phân xưởng lò than và lò đá trong 1000 đồng doanh thu giảm 0,27 đồng, tương ứng với 2,11%.
- Chi phí CCDC phát sinh là 852.457.890 đồng tương ứng với tỉ lệ 6,43%; tăng 122.888.910 đồng tương ứng với tỷ lệ 16,84% so với quý 4 năm 2008. Chi phí này trên 1000 đồng doanh thu tăng 1.71 đồng tương ứng với 20,01%.
- Chi phí nhân công trong quý 1 là 6.349.450.860 chiếm 47,92% tổng chi phí phát sinh tại phân xưởng; giảm 686.796.270 đồng tương đương với
tỷ lệ 9,76%. Chi phí tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 6,04 đồng tỷ lệ là 7,32%.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định trong quý 1 tăng 442.521.670 đồng tăng 21,97%. tính trên 1000 đồng doanh thu chi phí này tăng 5.97 đồng tương ứng với 25,27%. Chi phí cụ thể là 2.456.879.560 đồng chiếm 18,54% tổng chi phí tại phân xưởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài trong quý là 938.571.480 chiếm 6,56%; giảm 69.785.590 tương ứng với tỷ lệ giảm 7,44%. Xét trong 1000 đồng doanh thu được thì chi phí này giảm 0,54 đồng tương ứng với 4,93%. - Chi phí khác bằng tiền giảm 7,64% tương đương với 140.562.032 đồng
xuống mức 1.700.059.380 đồng. Chi phí tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 1,11 đồng tương ứng với 5,14%.
Như vậy việc giảm chi phí của phân xưởng chủ yếu là do sự giảm về chi phí nhân công, đây cũng là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất của doanh nghiệp.
Nguyên nhân của sự biến động của các yếu tố đó là:
Chi phí nguyên vật liệu giảm do công ty kiểm soát tốt việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Chi phí công cụ dụng cụ tăng do công ty đầu tư thêm máy móc và phụ tùng bổ sung. Chi phí nhân công giảm do số lượng công nhân nghỉ việc tự do tăng sau đợt nghỉ tết và công ty chưa thể kiếm đủ lượng công nhân để bù đắp lại phần hụt. Việc đầu tư sửa chữa lớn máy móc thiết bị khiến cho chi phí khấu hao TSCD của phân xưởng tăng . Chi phí khác bằng tiền giảm là do công ty cắt giảm các khoản chi tiêu ko cần thiết. Lựa chọn các nhà cung cấp quen thuộc để hưởng giá ưu đãi.
* Biện pháp khắc phục:
- Cần lập kế hoạch về việc sử dụng nguyên vật liệu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả trên thị trường để có biện pháp dự trữ và sử dụng cho phù hợp.
- Tiến hành khoán chi phí một cách hợp lý.
- Tiếp tục thực hiện việc cắt giảm chi phí khác bằng tiền nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất có hiệu quả.
b. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong bộ phận sản xuất phân xưởng TGCC mỏ
* Phân tích sự biến động của các yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trong phân xưởng TGCC mỏ là 836.645.324 đồng trong quý 1 năm 2009 chiếm tỷ trọng là 8,86% tổng chi phí của phân xưởng. Chi phí này tăng 22.108.645 đồng tương ứng với tỉ lệ 2,715 so với quý 4 năm 2008
- Chi phí công cụ dụng cụ năm 2009 là 509.657.434 đồng, chiếm 5,40% so với tổng chi phí của bộ phận này, giảm 37.976.853 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 6,93% so với năm 2008. chi phí CCDC tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,28 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 4,42%
- Chi phí nhân công năm 2009 là 4.857.545.342 đồng chiếm 51,46% so với tổng chi phí của bộ phận này, giảm 178.999.120 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 3,55% so với năm 2008. Chi phí nhân công tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,56 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 0,94%
- Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2009 là 1.320.543.535 đồng chiếm 13,99% so với tổng chi phí của bộ phận này, tăng 231.789.781 đồng, tương ứng với tỷ lệ
là 21,29% so với năm 2008. Chi phí khấu hao TSCĐ tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 3,14 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 24,57%.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2009 là 393,645,865 đồng chiếm 4,17% so với tổng chi phí của bộ phận này, tăng 45.776.009 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 13,16% so với năm 2008. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,66 đồng, tương ứng vơi tỷ lệ là 16,22%.
- Chi phí khác bằng tiền năm 2009 là 1.522.138.370 đồng chiếm 16,12% so với tổng chi phí của bộ phận này, giảm 293.975.726 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 16,19% so với năm 2008. Chi phí khác bằng tiền tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 2,97 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 13,92%.
Nguyên nhân
- Chi phí nguyên vật liệu tăng nhẹ do sự biến động của giá cả thị trường. Bên cạnh đó chi phí công cụ dụng cụ giảm do công ty kiểm soát tốt tình hình sử dụng công cụ dụng cụ.
- Chi phí nhân công giảm do trong quý tình hình tiêu thụ than ko tốt khiến lương của công nhân bị ảnh hưởng theo.
- Chi phí khác bằng tiền giảm mạnh cho thấy doanh nghiệp đã hạn chế được các khoản chi phí ko cần thiết phát sinh.
* Biện pháp khác phục
- Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu và quản lý chặt chẽ. - Tiến hành chi phí một cách hợp lý.
- Tiếp tục thực hiện cắt giảm dịch vụ mua ngoài mà vẫn đảm bảo cho việc khai thác, tăng thu nhập cho công ty.
- Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả thị trường để có biện pháp dự trữ và sử dụng cho phù hợp.