Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí
2.2.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mụcchi phí chi phí
a. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NVLTT
* Chi phí NVLTT là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm.
Ở công ty than Mạo Khê chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chia ra thành 3 loại là : chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí động lực.
Qua bảng 2.2.1 cả 3 loại chi phí đều giảm trong đó:
+ Chi phí NVL giảm 462.089.591 đồng tương đương với 8,15% so với quý 4 năm 2008. Chi phí NVL tính trên 1000 đồng DT giảm 3,77 đồng tương đương 5,67%
+ Chi phí nhiên liệu giảm 0,60% (5.692.642), tính trên 1000 đồng doanh thu thì chi phí này tăng 0,24 đồng - 2,09%
+ Chi phí động lực cũng giảm 403.285.984 đồng tương ứng 39,9%, xét trên 1000 đồng doanh thu thì chi phí này giảm 4,54 đồng tương đương 38,27% so với quý 4 - 2008.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm chi phí NVL cũng như chi phí nhiên liệu và động lực là do công tác quản lý chặt chẽ làm cho công ty tiết kiệm được NVL, ý thức của công nhân sản xuất tăng tránh được những lãng phí trong sản xuất, ngoài ra còn có thể do giá nguyên vật liệu giảm. Đáng chú ý tốc độ giảm của doanh thu so với các chỉ tiêu là thấp hơn rất nhiều cho thấy việc làm của công ty tuy bước đầu không đem lại hiệu quả kinh tế ngay tức thì nhưng cải thiện được tình hình lao động
và sử dụng nguyên vật liệu trong nội bộ công ty. Dù vậy, phương pháp này chỉ nên duy trì trong 1 thời gian nhất định bởi nếu duy trì quá lâu sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
Phương hướng tổ chức trong thời gian tới, đó là : - Một mặt duy trì quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu.
- Mặt khác phải tăng cường đầu tư nhằm tăng doanh thu cho công ty, không để tình trạng doanh thu sụt giảm. Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả trên thị trường để có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu.
b. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NCTT
* Sơ lược về chi phí nhân công:
- Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người, yếu tố cơ bản nhất quyết định quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Nghĩa là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
- Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động , là thu nhập chủ yếu của người lao động, các DN sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế làm nhân tố tăng năng suất lao động. Đối với các DN, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy DN phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm.
- Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Chi phí NCTT là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ.
Ta xem xét bảng 2.2.2 để thấy được sự biến động của các yếu tố thuộc chi phí NCTT :
Trước hết ta có thể thấy chi phí NCTT ở công ty Than Mạo Khê bao gồm 3 loại chi phí là:
- Tiền lương
- Các khoản trích theo lương - Tiền ăn ca
Phân tích sự biến động của yếu tố tiền lương và các khoản trích tiền lương giữa 2 kì: trước hết chi phí NCTT giảm sơ với quý 4 năm 2008 là 805.672.517 đồng tương đương với 4,48% trong đó chi phí tiền lương giảm 486.317.467 đồng đồng nghĩa với giảm 3,39%; xét trên 1000 đồng doanh thu thì chi phí tiền lương giảm 1,3 đồng (0,77%) so với năm trước.
Các khoản trích theo lương theo đó giảm 301.986.252 đồng tương đương 11,07%. Đông thời chi phí này xét trên 1000 đồng DT giảm 2,77 đồng (8,66%). Chi phí tiền ăn ca giảm 17.368.798 đồng tương ứng với 1,97%. Chi phí ăn ca trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,07 đồng tương đương với 0,68%.
Như vậy sự giảm chi phí NCTT chủ yếu là do sự giảm chi phí tiền lương là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí NCTT, chi phí tiền lương giảm do công ty giảm bớt số công nhân, tốc độ giảm của chi phí này lớn hơn tốc độ tăng doanh thu cho thấy dù số lương công nhân giảm nhưng năng suất lao động của công nhân lại tặng. Tuy vậy mức độ giảm chi phí tiêng lương của công ty là khá lớn, điều này
có thể ảnh hưởng đến mức lương của mỗi công nhân viên, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người lao động ảnh hưởng đến năng suất ở 1 số bộ phận nào đó.
Chi phí tiền ăn ca tính trên 1000 đồng doanh thu tăng, cho thấy công ty đã quan tâm hơn đến công nhân viên.
Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc giảm tiền lương trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến công ty do đó, trong thời gian tới cần có biện pháp khích lệ người lao động tăng năng suất như:
- Tăng lương, thưởng cho công nhân viên, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao để tăng tinh thần cho người lao động, khiến không khí lao động vui vẻ hơn.
- Giảm lao động thừa, không có khả năng làm việc hoặc tinh thần lao động kém gây giảm năng suất lao động cho công ty.
- Bên cạnh việc giảm lao động thừa cần tuyển dụng lao động có chất lượng cao hơn, tổ chức cho nhân viên đi học nâng cao năng lực chuyên môn…
c. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí SXC
* Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm, khi tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm thì phải phân bổ.
* Phân loại: Chi phí sản xuất chung ở Công ty than Mạo Khê bao gồm: - Chi phí vật liệu gián tiếp: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc bộ phận quản lý sản xuất và cung cấp dịch vụ… Chi phí động lực sử dụng trong các bộ phận quản lý sản xuất, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí dụng cụ quản lý: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý sản xuất, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý sản xuất ;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của bộ phận cung cấp dịch vụ như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ.
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên phục vụ cho hoạt động của bộ phận sản xuất, cung cấp dịch vụ.
- Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng: phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên quản lý phân xưởng, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban...
* Phân tích sự biến động của từng yếu tố
Chi phí sản xuất chung quý 1 năm 2009 giảm 600.309.792 đồng so với quý trước tương ứng với tỉ lệ 2,52% trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 87.450.026 đồng tương ứng với 4,87%; tỉ trọng của chi phí NVL trong chi phí SXC qua đó tăng 0,57%. Chi phí nguyên vật liệu tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 1,62 đồng tương đương với 7,71% so với quý 4 năm 2008.
- Chi phí CCDC giảm 130.755.238 đồng tương ứng với 21,14%; tỷ trọng của chi phí này trong chi phi SXC giảm 0,5%. Chi phí CCDC tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 1,38 đồng tương đương với 19,01%.
- Chi phí tiền lương cho NVQLPX tăng 585.978.006 triệu, đồng nghĩa với việc tăng 6,23% so với quý 4 năm 2008. Khi tính tỷ trọng trên 1000 đồng doanh thu, chi phí này tăng 10,05 đồng tương đương với 9,11%.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tính đến cuối quý 1 năm 2009 là 2.313.001.138 đồng, giảm 2.545.275.183 đồng tương đương với 52,39%. Tỷ trọng của chi phí này trong tổng chi phí sản xuất chung qua đó giảm 10,41%. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng DT giảm 29,13 đồng tương đương với 51,10%.
- Chi phí khác bằng tiền tăng 862.802.077 đồng tương ứng với 29,29%. Tỉ trọng của chi phí này trên tổng chi phí SXC tăng 4,03%. Xét trên 1000 đồng doanh thu, chi phí khác bằng tiền dùng trng sản xuất chung đã tăng 11,33 đồng tương đương với 32,79%.
Nguyên nhân :
- Chi phí nguyên vật liệu phụ tăng là do sự biến động của giá cả thị trường - Việc giảm chi phí công cụ dụng cụ là kết quả từ việc quản lý chặt chẽ chi
phí này đồng thời cắt giảm 1 số loại công cụ dụng cụ ở 1 số phòng ban. - Quỹ lương của nhân viên quản lý phân xưởng tăng do công ty mời 1 số
chuyên gia nước ngoài về làm việc nhằm tăng hiệu quả lao động, đồng thời công ty cũng tiến hành tăng lương cho nhân viên cũ khi bước sang năm mới.
- Khấu hao tài sản cố định tăng do công ty mua bổ sung loạt máy móc thiết bị mới đưa vào sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm đáng kể do công ty đã cải thiện được các bộ phận trước đay vẫn hoạt động yếu kém khiến công ty phải đi thuê dịch
- Chi phí khác tăng xuất phát từ sự quản lý thiếu chặt chẽ của bộ phận quản lý.
Biện pháp giải quyết:
- Theo dõi biến động của giá cả nguyên vật liệu để có biên pháp xử lý khi giá cả có chiều hướng tăng.
- Nâng cao năng lực của các bộ phận chức năng để có thể giảm bớt chi phí thuê ngoài qua đó có thể hạ được phần nào giá thành sản phẩm.
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí khác phát sinh không cần thiết .
d. Phân tích sự biến động của của các yếu tố trong chi phí bán hàng.
* Chi phí bán hàng hay còn gọi là chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồm các khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Đây là khoản chi phí thời kỳ đều được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó. Vì vậy nó ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.
* Chi phí bán hàng ở Công ty Than Mạo Khê bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu cho bộ phận bán hàng như: chi phí vật liệu, bao bì, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ,.. dùng cho bộ phận bán hàng. Chi phí nhiên liệu dùng cho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ.
- Chi phí dụng cụ bán hàng bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc.
- Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm đi bán, tiền hoa hồng đại lý.
- Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng như chi phí hội nghị khách hàng.
- Chi phí lương nhân viên bán hàng: phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên quản lý bán hàng, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban...
* Phân tích sự biến động
Chi phí bán hàng tính đến cuối quý 1 năm 2009 là 4.915.427.992 đồng tăng 270.181.678 đồng so với quý 4 năm 2008 tương đương với 5,82%. xét trong 1000 đồng doanh thu, chi phí này tăng 4,73 đồng tương đương với 8,68%. Các yếu tố chi phí trong chi phí bán hàng biến động như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 147.145.945 đồng tương ứng 17,67%, chi phí NVL tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 2,04 đồng tương đương với 20,85% quý 4 năm 2008.
- Chi phí CCDC tăng 6.779.320 đồng so với quý 4 năm 2008, tương đương với 38,45%. tính trên 1000 đồng doanh thu chi phí này năng 0,09 đồng tương đương với 42,2%.
- Chi phí lương NVQL giảm 11.941.424 đồng tương đương với 0,59%, chi phí NVQL tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,5 đồng tương đương với 2,1%
- Chi phí KHTSCD tăng 151.609.780 đồng tương ứng với 21,69%. Chi phí khấu hao tài sản cố định tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 2,05 đồng tương ứng với 24,99%.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 18.077.670 đồng tương đương với 2,69%. Tính trên 1000 đồng doanh thu chi phí này tăng 0,43 đồng tuong ứng 5,47%
- Chi phí khác bằng tiền giảm 41.489.613 đồng tương ứng với 10,7% so với quý 4 năm 2008. Chi phí khác tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,38 đồng tương ứng với 8,29%
Nguyên nhân:
- Chi phí nguyên vật liệu và CCDC tăng do giá cả thị trường của 2 yếu tố này tăng nhẹ, bên canh đó việc ko quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đã gây thất thoát nhất định
- Lương NVQL giảm do công ty đã cho nghỉ việc một số nhân viên bởi năng lực làm việc quá kém.
- Trong quý công ty đã mua thêm một số tài sản phục vụ cho bán hàng do đó khấu hao tài sản tăng.
Biện pháp khắc phục những nhược điểm tồn tại :
- Tăng cường quản lý đối với nguyên vật liệu tránh thất thoát. - Sử dụng tài sản cố định tối ưu để có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
e. Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan với vịêc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của Công ty. Các khoản chi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông. Tất cả các loại hình tổ chức, hay bất cứ doanh nghiệp nào đều phải bỏ ra khoản chi phí này. Hơn thế nữa bộ phận này đóng vai trò quản trị doanh nghiệp rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty than Mạo Khê bao gồm:
- Chi phí NVL quản lý phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác