Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong bộ phận sản xuất tại phân xưởng sàng.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị tại công ty than Mạo Khê (Trang 47)

phân xưởng sàng.

* Tình hình biến động: Nhìn vào bảng 2.4.6 ta thấy, chi phí bộ phận sản xuất tại phân xưởng sàng năm 2009 là 7.163.870.240 đồng, giảm 374.024.100 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 4,96% so với năm 2008. Trong đó sự biến động của các yếu tố chi phí cụ thể là:

- Chi phí NVL năm 2009 là 538.644.233 đồng, chiếm 7,52% so với tổng chi phí của bộ phận này, tăng 41.897.346 đồng tương ứng với tỷ lệ là 8,43% so với năm 2008. Chi phí NVL tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,66 đồng, tưông ứng với tỷ lệ là 11,37%.

vơi năm 2008. Chi phí CCDC tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0.05 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 0,89%.

- Chi phí NC năm 2009 là 3.137.546.765 đồng, chiếm 43,80% so với tổng chi phí của bộ phận này, giảm 537.767.471 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 14,63% so vơi năm 2008. Chi phí nhân công tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 5,31 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 12,32%.

- Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2009 là 1.504.654.754 đồng, chiếm 21% so với tổng chi phí của bộ phận này, tăng 601.108.213 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 66,53% so với năm 2008. Chi phí khấu hao TSCĐ tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 7,53 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 71,03%.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2009 là 575.545.789 đồng, chiếm 8,03% so với tổng chi phí của bộ phận này, tăng 147.691.322 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 34,52% so với năm 2008. Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 1,92 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 38,16%.

- Chi phí khác bằng tiền năm 2009 là 988.022.022 đồng, chiếm 13,79% so vơi tổng chi phí của bộ phận này, giảm 611.734.325 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 38.24% so với năm 2008. Chi phí khác bằng tiền tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 6,86 đồng, tương ứng với tỷ lệ là 36,57%.

Nguyên nhân phát sinh biến động:

Chi phí khấu hao TSCD và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng do công ty đầu tư thêm máy móc cho phân xưởng sàng, trong quý phân xưởng thực hiên tốt việc giảm thiểu chi phí khác, cũng như tiết kiệm chi phí công cụ dụng cụ.

Chi phí nhân công giảm do công ty nhận thấy số lượng công nhân trong phân xưởng là vượt mức yêu cầu do đó đã tiến hành cắt giảm bớt công nhân mà ko đạt năng suất lao động mong muốn.

* Biện pháp khắc phục

- Tiến hành khoán chi phí một cách hợp lý.

- Tiếp tục thực hiện việc cắt giảm các khoản chi phí mà không ảnh hưởng đến việc sản xuất và vẫn tăng thu nhập cho công ty

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị tại công ty than Mạo Khê (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)