Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị tại công ty than Mạo Khê (Trang 37)

Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.1. Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí

khấu hao tăng lên đáng kể. Thêm vào đó do giá cả thị trường tăng nên chi phí nguyên vật liệu tăng.

- Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng do chính sách đãi ngộ của công ty, đơn giá tiền lương tăng

- Chi phí công cụ dụng cụ giảm nhiều nhờ việc quản lý khá tốt việc duyệt chi các khoản đầu tư về công cụ dụng cụ, do đó giảm bớt được những khoản đầu tư không cần thiết.

Biênh pháp khắc phục:

Theo dõi sự biến động của giá cả, tiếp tục duy trì quản lí về chi phí công cụ dụng cụ.

Kết luận: xác định các khoản mục chi phí cũng như việc xem xét các nguyên nhân, tình hình biến động chi phí, giúp cho việc đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời giúp cho nhà quản lý nắm bắt được một cách khái quát tình hình chi phí cũng như các chỉ tiêu cần thiết cho việc ra quyết định về quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong công ty, giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh cũng như huy động vốn trong quá trình cung cấp dịch vụ được thuận lợi và dễ dàng hơn.

2.3. Phân tích sự biến động chi phí của từng bộ phận phát sinh chi phí

2.3.1. Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinhchi phí chi phí

Để thấy được sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí ta phân tích qua bảng 2.3:

Trước hết là chi phí phát sinh từ phân xưởng lò than và lò đá: tính đến cuối quý 1 năm 2009 chi phí phát sinh từ phân xưởng này là 13.250.879.230 giảm 382.050.920 đồng tương ứng với tỷ lệ 2,8% so với quý 4 năm 2008. Chi phí tính trên 1000 đồng doanh thu của phân xưởng này giảm 0,28 đồng tương ứng với tỷ lệ 0,17%. Tỷ trọng chi phí phát sinh từ phân xưởng lò than và lò đá giảm 0,03%.

Chi phí phát sinh từ phân xưởng TGCC mỗi quý 1 năm 2009 là 9.440.175.970 đồng giảm 211.277.264 đồng tương ứng với 2,19% so với quý 4 năm 2008. chi phí tính trên 1000 đồng doanh thu tăng 0,52 đồng tương đương 0,46%.

Chi phí của phân xưởng vận tải lò VT1 giảm 521.260.920 so với quý 4 năm ngoái giảm 4,39%. Chi phí của phân xưởng VT1 tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 2,51 đồng tương đương với 11,8%.

Chi phí phân xưởng vận tải lò VT2 tăng 608.309.009 đồng tăng 6,835 so với quý 4 năm 2008. Chi phí này tính trên 1000 đồng DT tăng 10,16 đồng tương ứng với 9,72%.

Chi phí phát sinh từ phân xưởng cơ khí, ô tô quý 1 năm 2009 là 10.340.860.125 đồng chiếm 16,13% trên tổng chi phí, như vậy chi phí này tăng 435.373.905 đồng tương đương với tỉ lệ 4,04% so với quý 4 năm 2008. Xét trên 1000 đơn vị sản phẩm, chi phí này giảm 1,83 đồng tương ứng 1,44%.

Chi phí phân xưởng sàng trong quý giảm 374.024.100 đồng tương ứng với giảm tỷ lệ là 4,96%. Chi phí này tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 2,11 đồng tương đương với 2,39% so với năm 2008.

Cuối cùng là chi phí của phân xưởng điện; giảm 619.433.515 đồng tương ứng với 16,97% so với quý 4 năm 2008. chi phí của phân xưởng điện xét trên 1000 đồng doanh thu qua đó đã giảm 6,31 đồng tương ứng với việc giảm tỷ lệ là 14,72%.

Như vậy hầu hết các phân xưởng đều giảm chi phí so với quý 4 năm 2008; quy mô kinh doanh của công ty có phần giảm sút, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về sự thay đổi chi phí của các phân xưởng chúng ta phải tiến hành phân tích sâu hơn.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị tại công ty than Mạo Khê (Trang 37)