Lý do xõy dựng Kế hoạch chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39)

Giỏo viờn chủ nhiệm (GVCN) là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt cụng tỏc chủ nhiệm lớp, trước hết GVCN phải Xõy dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Thụng thường ở trường THPT, giỏo viờn chủ nhiệm được hiệu trưởng phõn cụng chủ nhiệm lớp theo chu kỡ từ lớp 10 đến lớp 12, nhằm tạo mụi trường để GVCN cú một tầm nhỡn chiến lược cho phỏt triển lớp học và cú đủ thời gian hiểu được đặc điểm, trỡnh độ, diễn biến trong quỏ trỡnh giỏo dục và tự rốn luyện của học sinh lớp mỡnh phụ trỏch. Tuy nhiờn, ở nhiều trường, số giỏo viờn mới nhiều, chưa đủ năng lực để dạy ở lớp 12, nờn GVCN chỉ theo lớp từ lớp 10 đến lớp 11, thậm chớ chỉ chủ nhiệm từng năm ở mỗi lớp hoặc chuyờn chủ nhiệm lớp ở khối 10 hay khối 11 chẳng hạn,... Cỏch làm này chỉ giải quyết tỡnh thế cho trường hợp nguồn nhõn lực cụ thể của trường nào đú, nhưng lại cú nhiều bất lợi cho cụng tỏc chủ nhiệm lớp. Khụng ớt GVCN chỉ coi việc xõy dựng kế hoạch chủ nhiệm như một hỡnh thức “đối phú” – làm cho cú, hoặc mượn đồng nghiệp để sao chộp lại, hoặc dựng bản Kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp phỏp để dựng vào năm sau,...

GVCN là người quyết định chất lượng cao cỏc hoạt động giỏo dục của lớp khi và chỉ khi GVCN cú sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tõm tư tỡnh cảm,... kịp thời trong quỏ trỡnh tự rốn luyện của học sinh. Cũng như hiệu trưởng đối với nhà trường, GVCN đối với lớp học cần phải hiểu rừ vị trớ, vai trũ, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp. Nếu xõy dựng được kế hoạch chủ nhiệm tốt, GVCN cựng lớp sẽ xỏc định được rừ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được cỏc hoạt động ưu tiờn và tập trung sức mạnh vào những ưu tiờn này. Từ đú xõy dựng tổ, nhúm học sinh cựng tiến, tớch cực, lớp học thõn thiện; xõy dựng và nõng cao tinh thần hợp tỏc với cỏc lực lượng giỏo dục khỏc như: giỏo viờn bộ mụn, Đoàn thanh niờn, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng, cỏc tổ chức khỏc ngoài nhà trường,... thỡ khụng những đạt được mục tiờu cơ bản là “giỳp học sinh củng cố và phỏt triển những kết quả của giỏo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thụng và cú những hiểu biết thụng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, cú điều kiện phỏt huy năng lực cỏ nhõn để lựa chọn hướng phỏt triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”, mà cũn cựng nhà trường gúp phần hoàn thiện mục tiờu giỏo dục cấp học, tạo ra những con người cú ớch cho xó hội, “phỏt triển toàn diện về đạo đức, trớ tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cỏc kỹ năng cơ bản, phỏt triển năng lực cỏ nhõn, tớnh năng động và sỏng tạo, hỡnh thành nhõn cỏch con người Việt Nam xó hội chủ nghĩa, xõy dựng tư cỏch và trỏch nhiệm cụng dõn; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lờn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Luật GD 2005, Điều 27, mục 1, 4)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)