Trong các tổ chức thuộc loại hình văn hóa phương Đông, với triết lý tổ chức là một công đồng, một gia đình. Từ đó, các mối quan hệ “trọng tình” thường dựa vào tuổi tác, thâm niên, tôn ti trật tự theo thứ bậc gia đình – “trọng lão làng”. Những người thâm niên cao được xem là lãnh đạo tinh thần và là tấm gương để cho các thế hệ sau noi theo. Đây là một thói quen mang tính kế thừa, nếu nhưng phong cách của bậc “tiền bối” phù hợp với tình hình phát triển kinh doanh của công ty, thì đây chính là nền móng. Nhưng nếu cổ hữu lạc hậu sẽ dẫn đến việc trì trệ trong hoạt động. Như Công ty Honda Việt Nam một tập đoàn du nhập vào Việt Nam từ năm 1996. Khi du nhập vào Việt Nam, tập đoàn thấy rằng, quan hệ đồng nghiệp không chỉ có quan hệ trong công việc, bên cạnh đó quan hệ cá nhân và trật tự trên dưới (đôi khi là tuổi tác) có vai trò tác động rất lớn trong mối quan hệ công việc ở Việt Nam. Một đề xuất không thuyết phục có thể vẫn được thông qua khi người đề xuất được đa số người tham dự được kính trọng và quý mến. Cách làm việc này được đối tác nước ngoài xem là rất thiếu chuyên nghiệp, khi các quyết định được đưa ra dựa trên cảm tính là nhiều hơn là mức độ khả thi và hiệu quả công việc.
Quan hệ giữa những đồng nghiệp, giữa giới quản trị và người lao động, là quan hệ thân tình, giúp đỡ lẫn nhau. Các quan hệ không chính thức được coi trọng. Tổ chức luôn luôn động viên ý thức và tinh thần tập thể với những mối đồng cảm, chia sẻ tâm tư tình cảm và cảm xúc. Việt nam là đất nước theo văn hóa nông nghiệp, do đó người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tác ứng xử, trong hoạt động quản trị cũng không ngoại lệ. Ta có thể thấy rõ điều này trong việc hướng dẫn, chỉ đạo của nhà quản trị đối với nhân viên dưới quyền. Đó không chỉ đơn thuần là sự ra lệnh, chỉ đạo, mà ở đây bao hàm sự chỉ dẫn tận tình. Do đa số nhân viên còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm, thực tiễn chưa cao. Nên việc chỉ đạo hướng dẫn không còn là vai vế giữa cấp trên với cấp dưới nữa, mà nó là sự tận tình chỉ dẫn của người đi trước đã trải qua kinh nghiệm thực tế, cho anh em còn non kinh nghiệm. Bên cạnh đó sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các công ty trong cùng một hệ thống cũng phản ánh văn hóa nông nghiệp một cách sâu sắc. Tổng công ty Tín Nghĩa trong những năm qua luôn đi đầu về chính sách trên, với chủ trương: “Người Tín Nghĩa xài hàng Tín Nghĩa” luôn là khẩu hiệu mà các công ty cổ phần, công ty con luôn ưu tiên. Hàng chục dự án của các công ty được mà mở ra, mà đơn vị thi công chủ yếu là công ty trong cùng hệ thống như: Dự án Dragon city II của khu dân cư – Tái định cư 18 Ha – Xã Tam Phước, dự án Lavender city thuộc huyện Vĩnh Cửu do Công ty Tín Khải làm chủ đầu tư. Các mặt hàng khác như Nông sản, cà phê của Tín Nghĩa luôn được các công ty trong cùng hệ thống Tín Nghĩa ủng hộ tiêu dùng, góp phần giúp cho một số công ty vượt qua khó khăn trong tình hình khủng hoảng kinh tế trong năm 2013.
Thông đạt chính thức và không chính thức trong tổ chức được thực hiện đa chiều, chiều dọc trên xuống, dưới lên, chiều ngang và chiều chéo… Phân tích kỹ khả năng thông đạt của các nhà quản trị còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa vùng miền. Điển hình như các nhà quản trị có xuất thân ở Miền Nam sẽ có cách truyền tải thông tin cũng như hướng dẫn và chỉ dẫn nhân viên sẽ khác hơn so với nhà quản trị Miền Bắc và Miền Trung. Các nhà quản trị miền Nam với phong cách phóng khoáng, ít chú trong đến hình thức nên thông thường họ sẽ xu hướng để nhân viên tự làm chủ và thực hiện nhiệm vụ được giao, họ chỉ quan tâm kết quả cuối cùng, và cách giải trình thành quả làm được của nhân viên dưới quyền. Việc chỉ đạo hướng dẫn chỉ mang tính chất là một đề bài, và hướng đi cho nhân viên giải quyết. Còn các nhà Quản trị miền Bắc và Trung, thì chi tiết từng giai đoạn, họ luôn mong muốn mình phải hiểu rõ từng công việc thực hiện của nhân viên, do đó việc hướng dẫn sẽ chi tiết kỹ càng hơn, mặt ưu điểm của nhà quản trị này là họ sẽ không tốn nhiều thời gian để kiểm tra lại kết quả của nhân viên đã thực hiện.
Trong các tổ chức thuộc loại hình văn hóa gốc du mục thuộc Tây âu và Bắc Mỹ, các mối quan hệ “trọng lý” dựa vào các mối quan hệ chính thức, dựa vào
tự trong tổ chức là dựa vào địa vị trong xã hội. Quan hệ giới chủ, giới quản lý và nhân viên có một khoảng cách lớn, đặc biệt là Pháp, Mexico và Ý. Các tuyến thông đạt trong tổ chức thường là chính thức và theo tuyến quyền hành.