Hệ thống động viên:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị học Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp (Trang 30)

Đối với các tổ chức thuộc văn hóa phương Đông:

Phần lớn hệ thống lương bổng dựa vào thâm niên công tác là chính, phần bổ sung cho năng suất lao động hay sáng kiến chỉ mang tính tượng trưng và chủ yếu chỉ mang tính khích lệ tinh thần. Trong đánh giá thành tích người ta sử dụng biện pháp tự kiểm điểm là chính, kết hợp với áp lực của nhóm để đấu tranh cho những giá trị đạo đức hơn là sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá rạch ròi theo lối tư duy chính xác như văn hóa “du mục”. Trong việc đề bạt, thâm niên công tác được thừa nhận là một tiêu chuẩn quan trọng, trừ những ngoại lệ về tài năng. Quyền lợi của những người trong “gia đình” được giải quyết trong mối hài hòa, quan tâm đến quyền lợi toàn cục và lâu dài, chăm lo đến cuộc sống ngoài công việc như những phúc lợi tập thể, nhà ở, nơi giải trí và nghỉ ngơi, trường học cho con em. Điều này thấy rõ, ở một số doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, hay công ty cổ phần do nhà nước chi phối như Tổng công ty Tín Nghĩa và Sonadezi ở Đồng Nai: việc lương bổng được nâng theo từng bậc, cứ 3 năm một lần (đối với đại học), 1 - 2 năm (đối với cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp), điều này làm cho thu nhập của nhân viên ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi thành quả lao động do tính chất “cào bằng” kết quả lao động trong các bộ phận trong công ty, tuy nhiên lại không tạo được sự nỗ lực làm việc của nhân viên, gây ra tình trạng trồng chéo đổ thừa trách nhiệm cho nhau. Mặt khác với tư tưởng “lâu năm lên lão làng”, nên công việc dường như chỉ theo một lập trình máy móc, ít sáng tạo. Bên cạnh đó, trong công tác đề bạt, tiến cử còn gắn thêm những tiêu chuẩn về đạo đức chính trị, điển hình như đa số các lãnh đạo trong các tổ chức này từ cấp phó phòng đến giám đốc thì tiêu chí đầu tiên phải là “Đảng viên” với tư tưởng là mọi hoạt động phải do Đảng lãnh đạo vận dung “nền kinh tế thị trường nhưng phải có sự đinh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Điều này gây khó khăn cho nhân viên lao động trẻ tuổi, có tâm huyết và tài năng, do chưa có thâm niên nhiều nên cần thời gian dài để phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Tuy nhiên hệ thống động viên của tổ chức thuộc văn hóa này có ưu điểm đó là chính sách chăm lo đời sống của nhân viên và người lao động rất tốt, tạo tâm lý an tâm khi công tác. Như hàng năm thường tổ chức những chuyến dã ngoại cho nhân viên và người lao động, thăm hỏi động viên nhưng gia đình gặp khó khăn như xây nhà tình thương cho người lao động gặp khó khăn, neo đơn, tặng quà cho con em của nhân viên có thành tích học tập tốt, phát quà trung thu vào tết trung thu ... Về mặt xã hội với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thường có những hoạt động như chăm sóc Mộ liệt sĩ và những người có công với cách mạng vào những ngày lễ như 27/7 hay 22/12 …

Ngược lại, trong các tổ chức thuộc hệ thống văn hóa có gốc du mục ở Phương Tây và Bắc Mỹ

Lương bổng dựa vào năng suất, thành tích cá nhân là chính. Đây là tư tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, áp lực công việc cao, sự đào thải nhiều không phân biệt tuổi tác giới tính. Việc đánh giá thành tích được dựa vào hệ thống đánh giá bằng cách sử dụng những dụng cụ định lượng “chính xác” theo lối tư duy phân tích. Việc đề bạt phụ thuộc chính vào thành tích cá nhân, kinh nghiệm thâm niên công tác là tiêu chuẩn thứ yếu. Tổ chức ít khi chăm lo đến cuộc sống bên ngoài công việc, các phúc lợi xã hội cho thành viên ít được tổ chức quan tâm, điều này làm cho quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau xa cách không gắn kết, hay gọi là sự “ích kỷ” trong công việc. Rất dễ gây tâm trang bất mãn dẫn đến đình công của người lao động trong tổ chức doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị học Cơ sở văn hóa Việt Nam và tác động của văn hóa tới các công tác quản trị doanh nghiệp (Trang 30)