Phân vùng không gian

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng (Trang 61)

- Không gian trống, cây xanh

Hình 29. Không gian trống, cây xanh

- Các khu thấp tầng

Hình 30. Các khu thấp tầng

Khi nghiên cứu và lập quy hoạch, không gian do người thiết kế dựa trên các yêu cầu, trên ý tưởng hoặc sự hình dung nào đó về tuyến giao thông, sự đóng

58

mở không gian cũng được tưởng tượng ra mà chưa hề thực trải. Một cách thông thường, muốn thấy trước được việc đi trên tuyến đường này ra sao cần dùng chương trình 3Dmax lập lại mô hình, trình chiếu video động. Nhưng cách làm video quá mất công, mất thời gian, và kinh phí lớn. Đây cũng là một khó khăn cho người thiết kế khi kiểm tra lại sản phẩm của mình có đạt hiệu quả không gian hay không.

3.5Kết luận

Hệ thống quản lý quy hoạch xây dựng đô thị được phát triển với nhiều chức năng xử lý dữ liệu, quản lý các bản vẽ, đồ án quy hoạch… đã đáp ứng được một phần yêu cầu thực tế về việc sử dụng GIS trong việc quản lý quy hoạch xây dựng ở các địa phương.

Hệ thống có tính mở cao, dễ phát triển, cập nhật và thân thiện với người sử dụng. Hệ thống đã được ứng dụng tại Sở quy hoạch xây dựng của các địa phương: Hải Phòng, Hà Nội và bước đầu được đánh giá là đã đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý quy hoạch, giúp cho công tác quản lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.

59

Chương 4. Kết luận và hướng phát triển

Những kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của luận văn về yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin đã cho thấy việc xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng là vô cùng cần thiết. Hệ thống này không chỉ là một hệ thống hỗ trợ quản lý, công cụ đa mục tiêu của riêng ngành quản lý mà còn có tác động to lớn đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như xây dựng, giao thông, nông nghiệp, quy hoạch đô thị, quản lý dân số, an ninh lương thực, bảo vệ trật tự an ninh… Sau đây là các kết quả chính mà luận văn thực hiện được:

 Tìm hiểu về hệ thống thông tin địa lý và công nghệ GIS 3D.

 Trên cơ sở phân tích thực trạng và nhu cầu, luận văn đã xác định được yêu

cầu và những nội dung chính của hệ thống thông tin phục vụ cho bài toán quản lý quy hoạch xây dựng.

 Phân hệ quản lý quy hoạch xây dựng với GIS 3D đã được phát triển trong

luận văn và được tiến hành thử nghiệm ở Sở quy hoạch kiến trúc Hải Phòng với các kết quả đạt được như sau:

- Mô hình hóa 3D theo chuyên đề , thuô ̣c tính: hiện trạng tự nhiên, hiện

trạng sử dụng đất, hiện trạng kiến trúc cảnh quan

- Chuyển đổi dữ liệu từ 2D sang 3D.

- Chồng xếp các lớp chuyên đề để phân tích đánh giá hiện trạng để phân

định ra các vùng thuận lợi, hạn chế, cấm xây dựng và vùng đất có khả năng sinh lời…

- Thiết kế quy hoạch

o Thể hiê ̣n các ý tưởng quy hoa ̣ch bằng ta ̣o các đối tượng vùng ,

điểm, đường.

o Nghiên cứu lập các kịch bản cơ cấu quy hoạch phân khu chức

năng dưới dạng 3D có gắn với các thuộc tính cơ bản.

o Xác định chi tiết từng khu chức năng theo các kịch bản: tỷ lệ

các loại đất theo yêu cầu, kiểm tra sự hợp lý về tính toán bán kính phục vụ của các công trình công cộng, sức chứa, độ cao…

60

o Thiết kế, kiểm soát độ cao các công trình điểm nhấn, cây xanh

không gian mở, hiệu quả không gian các điểm nhìn chính.

- Phân tích và mô hình hóa các phương án thiết kế

o Lâ ̣p bản đồ chuyên đề

o Chồng xếp

o Mô hình hóa 3D

- Điều chỉnh quy hoa ̣ch theo các phương án , qua mỗi đợt báo cáo tiếp

thu nâng cao.

- Tổng hơ ̣p thuô ̣c tính các báo cáo theo yêu cầu.

- Xuất bản vẽ GIS ra Autocad, 3D Max, Photoshop…để tinh chỉnh.

Hướng phát triển

 Tiếp tục hoàn thiện phần mềm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về công

tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

 Phát triển các công cụ xử lý dữ liệu.

 Tiếp tục hoàn thiện và đi đến xây dựng một hệ thống các qui trình và chức

năng chuẩn về phần mềm quản lý quy hoạch xây dựng trong toàn ngành nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống thông tin quản lý xây dựng đô thị ở Việt Nam.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Xây Dựng (2006), Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, Hà Nội.

2. Bộ Xây Dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng,

Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Ba (2003), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Hà Nội.

4. Lê Thị Kim Dung (2007), Giáo trình kỹ thuật đô thị, Đà Nẵng.

5. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

6. Environmental Systems Research Institute (2000), Modeling our word,

ESRI Press; illustrated edition edition Esri.

7. Environmental Systems Research Institute (1999), Building a geodatabase,

ESRI Press; illustrated edition.

8. Kang Tsung Chang (2007), Programming ArcObjects with VBA, CRC

Press.

9. Michael Zeiler (2010), Modeling Our World: The ESRI Guide to

Geodatabase Concepts, ESRI Press.

10. Michael Zeiler (2001), Exploring ArcObjects, ESRI Press.

11. P.A.Burrouch (1987), Principle of Geographycal Information System,

Oxford.

12. USGS (2005), Geographic Information System, U. S. Geological Survey.

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS trong quản lý quy hoạch xây dựng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)