HĐND có vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phƣơng, đƣợc Hiến pháp ghi nhận là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở địa phƣơng để thực hiện hai chức năng quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phƣơng và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng. Hoạt động của HĐND do nhân dân ủy quyền, là hình thức thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trong địa phƣơng, hƣớng tới mục tiêu vì lợi ích của ngƣời dân và đảm bảo sự vận hành của các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Chất lƣợng, hiệu quả trong việc thực hiện quyền giám sát của HĐND là một trong những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc và trong việc đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
Giám sát của HĐND là một hình thức giám sát mang tính quyền lực nhà nƣớc nên có những đặc thù riêng biệt so với các hình thức kiểm tra, giám sát khác và do đó, nếu biết sử dụng thì sẽ đạt kết quả tốt. Giám sát của HĐND không phải là hình thức giám sát tối cao nhƣ hoạt động giám sát của Quốc hội nên về mặt cách thức tiến hành, đối tƣợng giám sát, hậu quả pháp lý cũng có những đặc thù riêng. Trong chƣơng 2, luận án đã làm rõ một số vấn đề sau:
Luận án làm rõ về mặt lý luận pháp luật về giám sát của HĐND dƣới các góc độ: đối tƣợng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phƣơng pháp điều chỉnh, các đặc trƣng cơ bản, nội dung cơ bản của pháp luật về giám sát của
HĐND. Từ đó, Luận án phân tích vai trò và những yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật hoạt động giám sát của HĐND.
Luận án đƣa ra tiêu chí hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát, những tiêu chí này không bó hẹp trong kỹ thuật lập pháp mà mở rộng cả yếu tố xã hội, tính hoàn thiện của bộ máy nhà nƣớc. Đây là tiền đề lý luận quan trọng khi đánh giá về hệ thống pháp luật về giám sát và đề xuất, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật về giám sát của HĐND.
Luận án làm rõ vai trò của HĐND trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc, việc tồn tại HĐND – cơ quan dân cử là tất yếu và quan trọng. Hoạt động giám sát của HĐND là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND cần phải làm tốt, qua đó chứng minh tính tất yếu, vai trò của pháp luật hoạt động giám sát của HĐND. Trên cơ sở phân tích đổi mới tổ chức chính quyền địa phƣơng, luận án nêu ra những mối quan hệ với hoàn thiện pháp luật hoạt động giám sát của HĐND.
Sử dụng phƣơng pháp so sánh, Luận án nghiên cứu pháp luật hoạt động giám sát của một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra kết luận, tìm ra những điểm hợp lý có thể áp dụng khi nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện pháp luật hoạt động giám sát của Việt Nam.
Kết quả của chƣơng 2 sẽ đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 của Luận án, nhƣ khái niệm giám sát, đối tƣợng giám sát, phƣơng thức và chủ thể tiến hành giám sát. Đồng thời, kết quả này cũng đƣợc sử dụng trong chƣơng 4 của Luận án để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cho phù hợp với xu thế phát triển, điều kiện khách quan, nguyên tắc của hoạt động giám sát.
CHƢƠNG 3