Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương và mối quan hệ với hoàn thiện pháp luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân (Trang 58)

hoàn thiện pháp luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

Hơn 60 năm tổ chức chính quyền địa phƣơng, hầu nhƣ chúng ta theo một mô hình chính quyền đồng dạng từ cấp tỉnh tới cấp xã, gồm HĐND và UBND, HĐND do nhân dân bầu ra, UBND do HĐND bầu ra. Với sự vận động của xã hội, với kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc ở các nƣớc cần có sự tiếp

thu có chọn lọc thì việc nghiên cứu về đổi mới tổ chức chính quyền địa phƣơng là cần thiết, trong đó đặt trong mối quan hệ chúng ta chỉ có 1 Đảng lãnh đạo và tâm lý ngƣời Việt Nam trong mối quan hệ, ứng xử với nhau. Về cơ sở lý luận, quan điểm của Chính phủ trong đề án thí điểm không tổ chức HĐND là hợp lý, đó là cần có định hƣớng mới trong quản lý chính quyền đô thị, không thể đồng nhất cách quản lý chính quyền đô thị - nông thôn. Nhƣng cách thức triển khai lại có những bất cập nhất định. Đó là việc đơn thuần rút bỏ một cơ quan, chuyển nhiệm vụ của cơ quan này cho một vài cơ quan khác (UBND cùng cấp và HĐND cấp trên).

Hiện nay, với việc phát triển đất nƣớc, nhu cầu tổ chức lại chính quyền địa phƣơng đang đƣợc đặt ra khá cấp bách. Đánh giá tổng thể chung, vị trí, vai trò của đơn vị hành chính cấp huyện có sự thay đổi căn bản, không còn là thời kỳ mỗi huyện đƣợc xác định là một pháo đài, có vai trò quan trọng ở địa bàn nông thôn. Với sự phát triển đô thị vƣợt bậc so với trƣớc đây, cơ sở hạ tầng, dân cƣ, đòi hỏi việc quản lý đô thị nói chung, tổ chức chính quyền đô thị nói riêng đòi hỏi phải có cách làm mới, phù hợp và hiệu quả. Trình độ dân trí, đời sống nhân dân, kinh tế - xã hội phát triển, đi theo đó là yêu cầu nâng cao dân chủ, vai trò của nhân dân tham gia chính quyền cơ sở cần đƣợc tăng cƣờng, theo đó, chính quyền cơ sở cần có sự thay đổi cho phù hợp. Các cấp chính quyền địa phƣơng theo đơn vị hành chính cũng cần xác định lại, là chính quyền 3 cấp hay cần có sự thay đổi, về cơ bản. Trƣớc hết, cần xác định chính quyền cấp cơ sở không thể thiếu, đây là cấp chính quyền gần dân nhất, không có chính quyền địa phƣơng của quốc gia nào lại thiếu chính quyền cấp cơ sở. Một cấp chính quyền quan trọng nữa đó là cấp chính quyền địa phƣơng đầu tiên, là cầu nối với chính quyền trung ƣơng – cấp chính quyền ở đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Cấp chính quyền ở đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã cần phải đƣợc xác định là 2 cấp chính quyền cơ bản, ngoài

ra, cấp chính quyền ở đơn vị hành chính trung gian không cần quy định cứng mà quy định tùy thuộc từng đặc điểm địa phƣơng hoặc do chính quyền cấp tỉnh ở từng địa phƣơng quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý ở từng địa phƣơng. Có thể, chính quyền cấp huyện ở một số địa phƣơng sẽ là chính quyền đƣợc tổ chức đơn giản. Nếu so sánh một cách cơ học, huyện Ba Vì có dân số khoảng 250.000 ngƣời, diện tích 428km2, 31 đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hà Nam có dân số khoảng 800.000 ngƣời, diện tích 823km2, tổ chức thành 6 đơn vị hành chính cấp huyện, chia thành 119 đơn vị hành chính cấp xã. Nhƣ vậy, chính quyền cấp tỉnh ở một tỉnh nhỏ có thể trực tiếp chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở, hoặc thông qua bộ máy chính quyền trung gian đơn giản để chỉ đạo xuống cấp cơ sở.

Việc đổi mới tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn là cần thiết, tuy nhiên cần xây dựng mô hình chính quyền một cách tổng thể chức không nên bỏ đơn thuần 1 cơ quan nào. Nguyên tắc để đổi mới chính quyền địa phƣơng là: (1) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo có ngƣời đại diện cho nhân dân ở địa phƣơng, ngƣời đại biểu đại diện cho nhân dân ở một tỷ lệ phù hợp trên dân số địa phƣơng để đảm bảo nắm sâu sát tình hình địa phƣơng, nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, tăng cƣờng dân chủ cơ sở. (2) Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành thông suốt, nhanh chóng của cơ quan hành chính nhà nƣớc từ cấp tỉnh tới cơ sở; đảm bảo sự điều hành có hiệu quả của mỗi cấp chính quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và bảo đảm quyền công dân. (3) Đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, tránh tình trạng lạm quyền, vi phạm quyền công dân; đảm bảo kiểm soát việc sử dụng quyền lực hiệu quả, tạo cơ chế chống tham ô, tham nhũng. (4) Đảm bảo nguyên tắc một Đảng lãnh đạo, mối quan hệ giữa các cơ quan là cùng nhau thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình; kết hợp sức mạnh toàn hệ thống chính trị (Đảng, đoàn thể, chính quyền). (5) Phù hợp với

đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, dân số, địa hình của từng địa phƣơng (đồng bằng, miền núi, đô thị, nông thôn …). (6) Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng một số nƣớc để vận dụng sáng tạo những ƣu điểm của các mô hình này vào thực tế tổ chức chính quyền Việt Nam.

Từ năm 2009, nhà nƣớc ta tiến hành thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, chức năng giám sát tạm thời đƣợc giao cho HĐND cấp trên, theo đó HĐND cấp tỉnh vừa giám sát cơ quan cùng cấp vừa giám sát cơ quan cấp dƣới. Thực tế cho thấy HĐND khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, vì vậy, cần có đổi mới mô hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở những nơi thực hiện thí điểm, không đơn giản là bỏ một viên gạch (HĐND huyện, quận, phƣờng) mà không thay đổi bộ máy xung quanh bởi nó sẽ tạo ra lỗ hổng. Việc đổi mới bộ máy nhà nƣớc nói chung, đổi mới HĐND nói riêng là cần thiết để đảm bảo quản lý nhà nƣớc, vận hành bộ máy nhà nƣớc theo kịp sự vận động của xã hội và nền kinh tế, nhƣng đổi mới nhƣ thế nào, đặt trong tính tổng thể ra sao thì cần phải có nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Vừa đảm bảo bộ máy gọn, xử lý nhanh công việc nhƣng các cơ quan đƣợc trao quyền vẫn chịu sự giám sát và bị giám sát một cách hiệu quả.

Việc đổi mới chính quyền địa phƣơng theo kiểu không tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng mà không có nghiên cứu tổng thể cả hệ thống chính trị (tổ chức Đảng, MTTQ, đoàn thể, cơ quan hành chính …) nhƣ thời gian vừa qua chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu. Mặc dù Quốc hội đã quyết định việc thí điểm và Chính phủ dự định trình Quốc hội cho mở rộng việc thí điểm trên toàn quốc (về bản chất là áp dụng việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phƣờng trên toàn quốc) nhƣng đã gặp sự phản biện của nhiều cơ quan, tổ chức. Việc Quốc hội thận trọng chƣa xem xét, quyết định triển khai tiếp thí điểm không tổ chức HĐND là phù hợp và cần thiết. Chủ tịch Quốc hội

Nguyễn Phú Trọng trong lời phát biểu tổng kết Hội nghị toàn quốc về tổ chức HĐND và UBND năm 2010 cũng cho rằng “Chúng ta nói đơn giản mới chỉ hơn một năm thực hiện thí điểm ở một số tỉnh mà đã nói toàn tốt cả. Thế thì mấy chục năm qua là không tốt à? Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước rất tốt, mới có một năm thực hiện mà chúng ta đã nói là xấu, rồi có đồng chí còn nói cản trở công việc. Thực chất không có gì cản trở cả” [6, tr.192].

Đánh giá tổng thể về vai trò của HĐND, từ thực tiễn hoạt động, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Trƣơng Hùng Anh cho rằng: “… chúng ta nói HĐND, cấp mà chúng ta thí điểm là hình thức, có ý kiến cho là không thực quyền. …tại sao chúng ta không thí điểm và củng cố để tăng cường xây dựng cơ quan quyền lực Nhà nước mạnh lên, …chúng ta chỉ làm một chiều thôi là xóa bỏ…” [6, tr.186].

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng yêu cầu đổi mới tổ chức chính quyền địa phƣơng là cần thiết, trong đó, xoay quanh 2 điểm cơ bản: Tổ chức chính quyền địa phƣơng theo mấy cấp và tổ chức cơ quan dân cử đƣợc hình thành ở đơn vị hành chính cấp nào với vai trò, vị trí ra sao. Việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phƣơng sẽ quyết định tới chức năng, nhiệm vụ chung của HĐND, trong đó có chức năng giám sát. Pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cũng phải có những thay đổi phù hợp với mô hình tổ chức mới, đảm bảo nguyên tắc thay mặt nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Về nguyên tắc chung, cơ quan dân cử cần thiết phải giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc, theo mô hình tổ chức HĐND và UBND ở cả 3 cấp nhƣ hiện nay hay đổi mới theo mô hình nào nhƣ đề cập ở trên thì hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh vẫn là hoạt động giám sát cơ bản nhất, quan trọng nhất. Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử cấp cơ sở mang tính cụ thể, chi tiết, chủ yếu là giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật mà ít đi vào giám sát ban hành chính sách. Pháp luật về hoạt động giám sát của

HĐND cần có quy định khá mở để phù hợp với các mô hình tổ chức chính quyền khác nhau ở các địa phƣơng, có những hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh và cấp cơ sở mang tính đặc thù, tƣơng ứng với yêu cầu, mục đích giám sát của cơ quan dân cử từng cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)