1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ BẢO TỒN VOI TRÊN THẾ GIỚI
1.5. Chính sách quản lý bảo tồn voi
Tất cả các nƣớc việc bảo tồn voi dựa vào luật pháp quốc gia và công ƣớc CITES. Một số chính sách ở các quốc gia Châu Á có các chính sách sau:
- Indonesia: Mặc dù không còn duy trì nghề truyền thống về thuần dƣỡng Voi, nhƣng từ 1985, chính phủ đã có chính sách thành lập 6 trung tâm
37
huấn luyện Voi, sau đổi tên là Trung tâm bảo tồn Voi (Elephant Conservation Centers). Quy mô của các trung tâm ngày càng đƣợc mở rộng, đến cuối năm 2000, các trung tâm này đã tạo điều kiện sống tốt cho 350 voi nhà. Hiện chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển các trung tâm gắn bảo tồn Voi với du lịch ở Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở nƣớc này là khả năng huấn luyện voi và kinh nghiệm của quản tƣợng còn hạn chế.
- Malaysia: 1974 Voi thuần dƣỡng đƣợc quan tâm bởi yêu cầu của Đơn vị quản lý Voi Malaysia. 6 quản tƣợng và 4 Voi có kinh nghiệm đƣợc đƣa về từ Assam để huấn luyện cho các nhân viên lâm nghiệp cách điều khiển voi rừng bị bắt giữ. Đến nay, đơn vị này đang duy trì 8 voi phục vụ cho hoạt động này.
- Nepal: Chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của bảo tồn Voi, đã thiết lập 5 khu bảo vệ và 1 địa điểm nuôi dƣỡng Voi ở Khorsor. Voi thuần dƣỡng đƣợc sử dụng trong hoạt động bảo tồn nhƣ dùng để bắt và di chuyển tê giác hoang dã, giám sát tê giác, hổ tự nhiên.
- Sri Lanka: Hiệp hội các chủ voi thuần dƣỡng đƣợc thành lập từ 1998, nhằm thảo luận và quan tâm đến những vấn đề của voi thuần. Đối với voi hoang dã, quốc gia này đã có chính sách hiệu quả trong việc duy trì các diện tích rừng còn lại và hệ thống các vƣờn quốc gia để duy trì bảo tồn khoảng 4.000 – 5.000 voi hoang dã.
- Myanmar/Burma: Mặc dù có đội ngũ giàu kinh nghiệm về nghề truyền thống thuần dƣỡng voi là ngƣời Burma, nhƣng hiện vẫn chƣa có chính sách hiệu quả cho bảo tồn voi.