Săn bắt, thuần dƣỡng, huấn luyện voi nhà

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BẢO TỒN VOI TẠI ĐĂK LĂK (Trang 34)

1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ BẢO TỒN VOI TRÊN THẾ GIỚI

1.2. Săn bắt, thuần dƣỡng, huấn luyện voi nhà

Trong số 13 quốc gia có Voi Châu Á phân bố, trừ Trung Quốc và Bhutan, còn lại các quốc gia khác đều có lịch sử gắn với Voi thuần dƣỡng từ các thế kỷ trƣớc đây. Trong số đó có nhiều nƣớc hiện vẫn duy trì việc huấn luyện voi để phục vụ nhiều công việc khác nhau nhƣ Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Myanmar, Nepal, Việt Nam. Ở các nƣớc này trƣớc đây, voi thuần dƣỡng gắn với các triều đại vua, biểu tƣợng cho sự uy quyền của hoàng tộc, voi gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc; hiện nay, voi vẫn đóng vai trò quan trọng trong tín ngƣỡng tại các đền thờ ở Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal,…; voi đƣợc sử dụng trong các lễ hội của các dân tộc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Từ xa xƣa, voi thuần dƣỡng đƣợc sử dụng chủ yếu trong khai thác gỗ, phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp ở những địa hình khó khăn, vận chuyển, xây dựng, làm xiếc…Hiện nay, đa số các nƣớc sử dụng voi trong du lịch, tái hiện lại các nghi lễ có liên quan; đặc biệt ở một số quốc gia nhƣ Malaysia, Nepal, Ấn Độ, Indonesia voi còn đƣợc huấn luyện để phục vụ công tác bảo tồn.

27

Hầu hết các quốc gia nói trên đã biết cách thuần dƣỡng voi hoang dã và huấn luyện voi, tuy nhiên nghề truyền thống này đã mai một ở một số nƣớc nhƣ Indonesia, Malaysia từ thế kỷ XIX. Hiện số lƣợng voi thuần dƣỡng ở các nƣớc này tập trung chủ yếu ở các vƣờn thú hoặc các trung tâm bảo tồn voi. Tại Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam truyền thống thuần dƣỡng đƣợc thực hiện bởi một nhóm dân tộc thiểu số có đội ngũ những ngƣời kinh nghiệm săn bắt và thuần dƣỡng voi rừng, trong đó Myanmar là nƣớc đứng đầu về truyền thống này với ngƣời Burma. Hiện truyền thống này không thể duy trì do số lƣợng voi rừng đã suy giảm cùng với những quy định của luật trong nƣớc và công ƣớc quốc tế về cấm săn bắt động vật hoang dã, cụ thể là công ƣớc CITES.

Hiện truyền thống thuần dƣỡng voi đƣợc duy trì tại các quốc gia với nhiều hình thức khác nhau: Tại Thái Lan vẫn duy trì nghề thuần dƣỡng và huấn luyện voi tại Trung tâm bảo tồn voi gắn với kinh doanh du lịch; Malaysia, Nepal duy trì một số quản tƣợng và voi có kinh nghiệm để huấn luyện cho các nhân viên lâm nghiệp cách quản lý voi rừng, giám sát một số quần thể thú lớn nhƣ hổ, tê giác ngoài tự nhiên. Các nƣớc khác việc huấn luyện voi đƣợc lƣu truyền bởi đội ngũ những quản tƣợng có kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BẢO TỒN VOI TẠI ĐĂK LĂK (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)