1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ BẢO TỒN VOI TRÊN THẾ GIỚI
1.4. Quản lý bảo tồn voi hoang dã
Voi hoang dã ở tất cả các quốc gia hiện nay đang gặp phải những vấn đề lớn nhƣ: Nơi sinh sống bị mất, bị thu hẹp hoặc bị chia cắt; khan hiếm về thức ăn; hành lang di chuyển bị thay đổi hoặc không còn; nạn săn bắt trộm thƣờng xuyên xảy ra ở nhiều nƣớc nhƣ Bhutan, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan;…từ đó dẫn đến vấn đề lớn hơn mà tất cả các quốc gia có Voi phân bố đều phải đối mặt là xung đột giữa ngƣời và voi ngày càng diễn ra gay gắt. Điều này đã ảnh hƣởng đến đời sống của cả ngƣời lẫn voi ở nhiều quốc gia.
Nhiều nƣớc nghèo, chính phủ không đủ nguồn lực để quản lý bảo tồn động vật hoang dã, gần nhƣ chƣa có dự án bảo tồn nào nhƣ Bangladesh. Một số nƣớc khác đã triển khai những nghiên cứu về voi, nhƣng chƣa có chính sách hợp lý cho bảo tồn voi, đòi hỏi cần có những hỗ trợ về mặt phƣơng pháp, kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức bảo tồn quốc tế nhƣ Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Các chƣơng trình nghiên cứu bảo tồn Voi đạt những kết quả nhất định ở một số quốc gia:
- Bhutan: Quần thể voi của Bhutan hầu nhƣ ít bị biến động. Gần đây việc chăn thả gia súc quá mức, nạn săn bắt trộm, mất rừng, kỹ thuật phát dọn và đốt khi làm nông nghiệp làm cho nguy cơ về môi trƣờng sống của voi tăng dần. UNDP, WWF và chính phủ Brutan hợp tác triển khai các dự án nhằm đảm bảo, duy trì các khu vực sinh thái đa dạng phong phú tự nhiên nhằm bảo tồn quần thể voi.
- Ấn Độ: Chính phủ đã thành lập Dự án voi vào năm 1992, dự định bảo tồn môi trƣờng sống của voi và thiết lập các hành lang, tạo môi trƣờng sống cho voi, phục hồi các cách thức di trú truyền thống của các đàn voi. Giải quyết xung đột
35
giữa con ngƣời-voi và nâng cao các lợi ích của voi thuần hóa. 25 trung tâm bảo tồn voi Ấn Độ đã đƣợc thành lập trong cả nƣớc với tổng diện tích 58.000 km2. Dự án voi cũng đã thành lập tổ chức Giám sát việc giết hại voi bất hợp pháp (MIKE), đây là chƣơng trình của CITES. Các nghiên cứu về voi ở Ấn Độ đã chú ý đến việc cần thiết nhằm gia tăng số lƣợng voi đực, vì điều này liên quan đến tính bền vững của quần thể voi tự nhiên.
- Indonesia: Đã có chƣơng trình bắt và di chuyển voi rừng đến các “Trung tâm bảo tồn voi” để giảm thiểu các xung đột giữa ngƣời và voi, nhƣng các khu vực này đã quá đông và hiện không đủ chỗ chứa. Hiện vấn đề bảo tồn loài voi đặc biệt này càng trở nên khó khăn hơn.
- Malaysia: Ban quản lý voi đƣợc thành lập từ năm 1974 trực thuộc Sở động vật hoang dã và các vƣờn quốc gia nhằm bảo tồn Kuala và voi. Chuyên môn chính của đơn vị này là di chuyển các đàn voi để làm giảm xung đột ngƣời - voi, và di chuyển voi tới miền đông Malaysia bang Kelantan, Terengganu và Pahang nơi còn có diện tích rừng lớn, và một trong số đó là khu vực bảo vệ rộng lớn đó là vƣờn quốc gia Taman Negara. Đã có khoảng 500 con voi đã đƣợc di chuyển trong vòng 25 năm qua. Các chính sách di chuyển đã tỏ ra thành công khi hầu hết các con voi sau khi di chuyển đều khỏe mạnh và làm giảm xung đột giữa ngƣời và voi.
- Borneo: Voi của Borneo đƣợc coi nhƣ một phân loài riêng biệt, năm 2003 sau khi các nhà khoa học kết luận có sự sai khác về mặt di truyền của loài này. Borneo là khu vực có diện tích rừng lớn là nơi có hy vọng về sự gia tăng bền vững của đàn voi trong tƣơng lai. Voi Borneo đƣợc biết đến do sự di chuyển giữa Malaysia và Kalimantan một tỉnh của Indonesia. Hiện nay Sở động vật hoang dã và các Vƣờn quốc gia kết hợp chặt chẽ với WWF để bảo tồn loài voi Borneo này
- Nepal: Voi hoang dã Nepal thƣờng cƣ trú ở Bengal. Chính phủ Nepal đã công nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn voi và đã thành lập 5 khu bảo vệ và 1 trung tâm chăn nuôi voi tại Khorsor, cũng nhƣ đầu tƣ huấn luyện một số lƣợng voi nhà để phục vụ giám sát bảo tồn voi hoang dã.
- Trung Quốc: Voi Trung Quốc chỉ có phân bố ở phía Nam của tỉnh Vân Nam biên giới với Myanmar và Lào. Nó thuộc phạm vi của Xishuangbanna (XSNB)
36
và khu bảo tồn thiên nhiên Nangunhe. Voi là loài vật đƣợc bảo vệ ở Trung Quốc, chính phủ chú trọng đến bảo tồn nhằm hạn chế thấp nhất xung đột giữa ngƣời và voi. Cụ thể chính phủ đã tiến hành tịch thu tất cả các súng của ngƣời dân để đảm bảo rằng voi không bị giết hại. Nhiều chƣơng trình đã thử nghiệm nghiên cứu các cách thức khác nhau để tránh xung đột nhƣ rào chắn và phun bột tiêu, trồng các loại cây mà voi không thích, bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời dân và trồng các loại cây dùng làm thức ăn dự trữ cho voi. Tuy nhiên các khoản đền bù vẫn chƣa thỏa đáng đối với ngƣời dân ở những vùng có xung đột thƣờng xuyên với voi.
- Sri Lanka: Bộ phận bảo tồn động vật hoang dã (Sri Lanka Department of Wildlife Conservation – DWLC) là cơ quan có thẩm quyền cao và chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động bảo tồn voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung. Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với những vẫn đề xung đột giữa Voi và ngƣời, nhƣng Sri Lanka đã có chính sách hiệu quả trong việc duy trì các diện tích rừng còn lại và hệ thống các vƣờn quốc gia để duy trì bảo tồn khoảng 4.000 – 5.000 voi hoang dã. Các giải pháp bảo tồn voi ở Sri Lanka là: Sử dụng các biện pháp ngăn chặn voi (tiếng động, ánh sáng,…); thiết lập một số VQG mới và tăng diện tích các khu bảo tồn; thiết lập các hành lang di chuyển cho voi (tạo các khu vực an toàn từ nơi sống đến các khu khác); làm giàu các khu vực habitat của Voi nhằm tăng khả năng sống cho voi; di chuyển voi đến các khu vực có mật độ quần thể thấp; sử dụng hàng rào điện ngăn chặn giữa các khu vực canh tác của ngƣời dân với các vùng phân bố voi; chƣơng trình chăm sóc và bảo tồn chuyển vị voi; kiểm soát việc săn bắt trộm; Bảo tồn tổng hợp gắn bảo tồn voi với phát triển kinh tế.
- Thái Lan: Hoạt động của Viện Voi quốc gia gắn kết mật thiết với các vƣờn quốc gia và các tổ chức phi chính phủ nhằm bảo vệ số voi thuần dƣỡng và hoang dã hiện có, cũng nhƣ nơi sống của chúng.