5. TÀI NGUYÊN CÂY LÀM THỨC ĂN VÀ CÂY THUỐC CHO VOI Ở ĐĂK LĂK
6.4. Kinh tế hộ nuôi voi, nài voi
Việc kinh doanh voi do chủ voi là ngƣời địa phƣơng, các công ty du lịch,…tự tổ chức. Các công ty du lịch, công ty tƣ nhân mua voi, thuê nài voi chăm sóc và điều khiển; đa số nài voi là ngƣời địa phƣơng biết điều khiển và chăm sóc voi, làm việc theo hợp đồng, ăn lƣơng và chịu trách nhiệm đối với từng voi cụ thể. Mức lƣơng trung bình cho mỗi nài voi từ 1.500.000đ – 2.000.000đ/ngƣời/tháng
Kinh tế của hộ chủ voi chủ yếu từ hai nguồn chính là phục vụ du lịch và kéo gỗ, tuy nhiên việc sử dụng voi nhƣ là sức kéo, chuyên chở cũng rất hạn chế vì hiện nay máy móc đã thay thế hầu hết. Ngoài ra số nài voi không có voi thì làm công ăn lƣơng cho cá nhân tổ chức du lịch. Từ đánh giá kinh tế hộ của 52 chủ voi và nài voi phản ảnh thu nhập từ voi nhà của đối tƣợng này.
Kết quả cho thấy thu nhập trung bình từ một con voi của chủ voi là 14.8 triệu/năm, trong khi đó ngƣời nài voi làm công ăn lƣơng cho các cá nhân, tổ chức du
Cty cao su Daklak, Nghỉ dưỡng sinh thái và Spa Bản Đôn, 8 VQG Yok Đôn, 5 Cty du lịch và khách sạn biệt điện, 4 Cty trách nhiệm hữu hạn du lịch sinh thái Bản Đôn, 3 Đồng bào dân tộc, 35 Người Kinh, 5
65
lịch có thu nhập trung bình 18.2 triệu/năm. Kết quả kiểm tra sai khác thu nhập của 2 nhóm này bằng tiêu chuẩn t cho thấy không có sự sai khác về thu nhập từ voi với mức P < 0.05.
Điều này cho thấy ngƣời đồng bào là chủ voi có thu nhập từ con voi không cao, thu nhập chủ yếu là sử dụng voi để chở khách du lịch cho các tổ chức, công ty; tuy nhiên công việc này không thƣờng xuyên, một số lại ít có điều kiện tiếp cận với du lịch hoặc voi ở xa các khu kinh doanh du lịch. Với thu nhập nhƣ vậy trong khi công chăm sóc, nuôi dƣỡng, cung cấp thức ăn cho voi rất lớn, vì vậy xu hƣớng chuyển nhƣợng voi của đồng bào bản địa sang tổ chức, cá nhân kinh doanh là rất cao; chỉ một số ít ngƣời tƣơng đối khá giả trong buôn làng là muốn giữ voi lại nhƣ một biểu tƣợng của gia đình uy quyền trong thôn làng. Đây là yếu tố sẽ gây nên sự mất dần nền văn hóa truyền thống gắn với săn bắt thuần dƣỡng voi của đồng bào Tây Nguyên.
Đối với nài voi làm công ăn lƣơng, đây là những nghệ nhân, hoặc những ngƣời có kinh nghiệm trong thuần dƣỡng, chăm sóc voi, nay không còn có voi và phải làm thuê cho các tổ chức, cá nhân; thu nhập của họ cũng tƣơng đƣơng nhƣ một công nhân không có tay nghề. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến việc truyền nghề nuôi dƣỡng voi cho các thế hệ sau.