Kinh nghiệm chăm sóc và sinh sản voi tại Trung tâm bảo tồn Voi Thái Lan:

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BẢO TỒN VOI TẠI ĐĂK LĂK (Trang 40)

1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ BẢO TỒN VOI TRÊN THẾ GIỚI

1.3.2.Kinh nghiệm chăm sóc và sinh sản voi tại Trung tâm bảo tồn Voi Thái Lan:

Trung tâm thuần dƣỡng voi đƣợc thành lập từ 1969, đây là nơi huấn luyện voi Châu Á đầu tiên trên thế giới. Đến 1992 Trung tâm bảo tồn voi Thái Lan (TECC) đƣợc thành lập ở tỉnh Lampang, đến năm 2002 đổi tên thành Viện Voi quốc gia, dƣới sự bảo trợ của hoàng gia. Hiện TECC có 83 Voi, đƣợc chăm sóc trong diện tích rừng là 762 rai (1 rai = 0.16ha). TECC triển khai nhiều dự án bảo tồn nhƣ: Bệnh viện voi, khám chữa bệnh lƣu động cho voi trên khắp đất nƣớc, đào tạo quản tƣợng, đơn vị cứu hộ voi, dự án giới thiệu lại voi, họa sĩ voi, dự án sản xuất biogar từ phân voi, xƣởng giấy từ phân voi, xƣởng phân bón,…Trung tâm nghiên cứu liên kết với khoa thú y của các trƣờng đại học Chiang Mai và Kasetsart nghiên cứu thụ tinh nhân tạo cho Voi, đây là dự án quan trọng và đạt đƣợc thành quả giúp mở ra hƣớng cải thiện cho tình hình bảo tồn voi trong tƣơng lai.

Thức ăn, dinh dưỡng: Voi thuần dƣỡng đƣợc buộc xích dài từ 25 – 30m để có thể di chuyển quanh cây. Hàng ngày khoản 7h00 sáng quản tƣợng đƣa voi từ rừng bảo tồn về trung tâm, tắm cho voi, sau đó voi sẽ thực hiện một số hoạt động phục vụ du lịch, trong thời gian này voi đƣợc cho ăn bổ sung thêm một số loại thức ăn nhƣ: Cỏ tƣơi, chuối, mía, bắp, dứa, me, lúa,…đến 15h30 chiều quản tƣợng đƣa voi trở về rừng. Những voi đực có ngà đƣợc xích gần nơi ở của các quản tƣợng và có chế độ chăm sóc đặc biệt.

33

Chăm sóc sức khỏe, những bệnh thường gặp của Voi: Thái Lan cũng gặp một vấn đề lớn là thiếu bác sĩ thú y chuyên chữa trị cho voi; đa số bác sĩ thú y tập trung chữa các bệnh ở vật nuôi mà thiếu kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc sức khỏe cho voi. Việc chữa trị cho voi đòi hỏi chi phí cao do phải sử dụng nhiều thuốc, nhiều trƣờng hợp thời gian điều trị kéo dài. Do vậy khi voi gặp vấn đề về sức khỏe nặng khó cứu chữa bằng các phƣơng pháp truyền thống, các chủ voi thƣờng để voi chết hoặc yêu cầu sự can thiệp của nhà nƣớc. Ở Thái Lan, dịch vụ thú y cho voi tập trung phần lớn ở bệnh viện của trung tâm bảo tồn voi. Tại đây có bác sĩ thú y chuyên nghiệp về voi, khám và điều trị bệnh cho voi tại trung tâm, tại các vƣờn thú và khám lƣu động cho voi trong cả nƣớc.

Sau 1989, khi chính phủ Thái cấm khai thác gỗ, phần lớn voi Thái gặp vấn đề về sức khỏe, trong đó 90% voi bị các tai nạn nhƣ tông xe , vấp mìn, què quặt, áp xe, trầy xƣớc và các vết thƣơng trong khi làm việc, 10% còn lại bị mắc bệnh do 2 nhóm nguyên nhân là do vi khuẩn và vi rút. Nhóm bệnh do vi khuẩn thƣờng là: Nhiễm trùng đƣờng máu (pasteulellosis), uốn ván (tetanus), salmonellosis, E.coli, T,B và Anthrax. Những bệnh do vi rút hiếm hơn, thƣờng liên quan đến thức ăn và các bệnh về miệng, bệnh dại, bệnh ung nhọt và bệnh mụn giộp (Elephant Endotheliotropic Herpesvirus – EEHV). Ngoài ra voi còn thƣờng bị các bệnh ngoài da do các loại côn trùng cắn, đốt và hút máu; các bệnh về mắt, lỡ loét chân,…tất cả những bệnh này hiện đều đƣợc bệnh viện của trung tâm bảo tồn voi nghiên cứu và điều trị thành công (Sittidet Wahasawangkul, 2009).

Sinh sản của voi ở Thái Lan: Trƣớc đây khi voi sử dụng trong công nghiệp khai thác gỗ, sau 9 tháng làm việc, vào khoảng từ tháng 3 – 5 hàng năm là thời gian voi đƣợc nghỉ ngơi. Thời gian này ngƣời ta thả voi vào rừng kiếm ăn, voi đực và voi cái tự giao phối để sinh con. Từ sau 1989, khi đa số voi Thái Lan phục vụ cho công nghiệp du lịch, hầu nhƣ thời gian làm việc của voi quanh năm, ít có cơ hội để voi thực hiện quá trình giao phối và sinh sản tự nhiên. Mặc khác nhiều chủ voi không thích cho voi giao phối và sinh sản vì điều này làm ảnh hƣởng đến thu nhập của họ do voi mất thời gian cho giao phối, mang thai, đẻ và chăm sóc con non. Một số voi đực, đặc biệt là voi có ngà đƣợc quản lý nghiêm ngặt để chống trộm nên ít có điều kiện cho giao phối.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản và thụ tinh nhân tạo đƣợc nhóm nghiên cứu phối hợp giữa khoa thú y của các trƣờng đại học với các bệnh viện thú y ở trung tâm

34

bảo tồn voi và các vƣờn thú thực hiện tại các địa điểm này. Quá trình nghiên cứu sinh lý, nội tiết sinh sản đƣợc thực hiện ở cả voi đực và voi cái; các phƣơng pháp khả thi để thực hiện sự sinh sản ở voi cái; chẩn đoán siêu âm, lấy tinh dịch và đánh giá khả năng sinh sản của voi đực, chẩn đoán siêu âm cơ quan sinh sản của voi cái,…đã đƣợc nhóm nghiên cứu thực hiện. Đã có một voi con đƣợc sinh bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo tại trung tâm bảo tồn Voi Thái Lan. Nhóm nghiên cứu voi Thái Lan khẳng định đây là phƣơng pháp khả thi để có thể duy trì nguồn gen của voi Thái, tuy nhiên để thực hiện đƣợc đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, lực lƣợng các nhà chuyên môn, nghiên cứu có kinh nghiệm và thông thạo (Nhóm nghiên cứu Voi Thái Lan, 2009).

Một phần của tài liệu DỰ ÁN BẢO TỒN VOI TẠI ĐĂK LĂK (Trang 40)