4 Khuyến nghị
4.3 Hỗ trợ phát triển môi trường kinhdoanh cạnh tranh tại Việt Nam
Vai trò của một môi trường cạnh tranh không thể bị nhấn mạnh quá mức đối với doanh nghiệp trong nước cũng của EU muốn gia nhập thị trường Việt Nam. Đó là vì trong bối cảnh kinh doanh quốc tế, động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh là môi trường kinh doanh vi mô. Các kết quả phỏng vấn tạo cơ hội để giải quyết các quan ngại của các bên liên quan về mua sắm công hiệu quả. Đề xuất này vì vậy chú trọng xử lý tham nhũng ở Việt Nam nhằm ‘sử dụng đúng giá trị đồng tiền’, đem lại khả năng nâng cao năng suất và cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo. Các đề xuất bao gồm các biện pháp nhằm:
4.3.1 Thực hiện các bước nhằm làm tăng tính minh bạch và phòng, chống tham nhũng
Minh bạch là nhân tố quan trọng nhất để xây dựng một môi trường cạnh tranh. Các cuộc phỏng vấn cho thấy cản trở chính đối với môi trường kinh doanh cạnh tranh là tham nhũng và thiếu tính minh bạch, đây là hai vấn đề luôn đi với nhau. Vì vậy hỗ trợ nâng cao tính minh bạch trong thị trường mua sắm của Việt Nam là vấn đề cấp thiết. Đề xuất các bước tiếp theo:
43 i) Tất cả các gói thầu đã lên kế hoạch cần được công bố rộng rãi, và các nhà thầu triển vọng nên được cung cấp thông tin về cách tuân thủ với thủ tục nộp hồ sơ dự thầu; lịch nộp hồ sơ dự thầu; các yêu cầu cụ thể đặc điểm kỹ thuật của gói thầu...
ii) Cung cấp cho nhà thầu thông tin về hình thức đấu thầu được đề xuất sử dụng (rộng rãi, chọn lọc và hạn chế).
iii) Quy định rõ thông tin về các tiêu chí đánh giá và trao thầu cho các nhà thầu triển vọng. iv) Nếu không thể đấu thầu, đề xuất áp dụng đàm phán trực tiếp, từ một nguồn, và nên
công bố trong thông báo mời thầu.
v) Về minh bạch nội bộ, đề xuất cán bộ tham gia vào quá trình đấu thầu, đặc biệt trong đánh giá và lựa chọn nhà thầu, cần nêu các xung đột hay các xung đột tiềm tàng cho Cục Quản lý đấu thầu và bên mời thầu.
vi) Nên bắt buộc các nhà thầu thông báo các mối quan hệ về gia đình, sở hữu, tài chính và việc làm liên quan đến hoạt động kinh doanh trước khi nộp hồ sơ dự thầu.
vii)Thực hiện mua sắm trên mạng với quy mô tổng thể chứ không chỉ dừng ở thí điểm. Điều này sẽ tạo thúc đẩy minh bạch trong quá trình đấu thầu thông qua tự động hóa, đơn giản hóa và chia sẻ thông tin thuận lợi hơn. Đối với các nhà thầu, giới thiệu mua sắm trên mạng sẽ hỗ trợ mục tiêu cải thiện minh bạch và giải quyết vấn đề tham nhũng ở cấp độ cao. Điều này đem lại lợi ích và tạo điều kiện cải thiện môi trường kinh doanh khu vực tư nhân.
viii) Giải quyết tham nhũng mức độ cao ở Việt Nam là vấn đề quan trọng. Vì lý do này, đề xuất dự thảo Quy tắc Ứng xử quốc gia cho cán bộ đấu thầu tại cả cấp quốc gia và cấp tỉnh hiện chưa có, mà mới chỉ có trong các ODA viện trợ không hoàn lại. ix) Sự ủng hộ chính trị để thay đổi khuôn khổ hiện tại là điều cần phải có. Vì lý do này, bên cạnh sửa đổi pháp luật cần thiết, thì vấn đề quan trọng là chính phủ nên áp dụng các điều khoản trừng phạt nghiêm ngặt để ngăn chặn sử dụng gói thầu sai trái. Đề xuất áp dụng khoản phạt cao hơn đối với các nhà thầu với thời gian không cho mua sắm đấu thầulâu hơn đối với các nhà thầu bị liệt vào danh sách đen đang áp dụng hiện nay. Các điều khoản về đưa vào danh sách đen hiện nay quy định ít nhất sáu tháng đến nhiều nhất năm năm. Các hành động nghiêm ngặt và sự tham gia của chính phủ sẽ hạn chế thông thầu trong tương lai và là tín hiệu tốt cho thấy chính phủ Việt Nam sẵn sàng hành động chống lại các hành vi vi phạm.
Việt Nam dường như đã có bước đi khiêm tốn về minh bạch hóa hệ thống đấu thầu, ví dụ như công bố hàng ngày thông tin trên mục đấu thầu điện tử, Báo Đấu thầuViệt Nam, và đây là nguồn thông tin duy nhất của Việt Nam về tất cả các gói thầu của cơ quan chính phủ, tổ chức thương mại hay các nhà tài trợ.172 Nhằm đảm bảo nâng cao minh bạch trong quá trình đấu thầu, điều quan trọng là chính phủ Việt Nam bày tỏ quyết tâm chính trị và xác định vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nên có một tín hiệu rõ ràng về cam kết cải tổ thông qua thực thi pháp luật bao gồm cam kết nội dung và ngôn ngữ phù hợp để đưa ra định hướng cho các thực thể nhà nước.
4.3.2 Thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài là chất xúc tác chính để phát triển và hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ và thị trường quốc tế. Đầu tư giúp tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, và đảm bảo nhất quán về chính sách để phát triển nói chung.173 Đồng thời, đầu tư nước ngoài góp phần xây dựng một môi trường minh bạch hơn. Trong nhiều
172
Xem báo cáo trên Intellasia, 2006 173
44 trường hợp, sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài khuyến khích chính phủ mở cửa để chống tham nhũng. Trong bối cảnh đó, đề xuất tăng cường minh bạch nhiều hơn để thu hút đầu tư nước ngoài trong Đối tác Công tư (PPP). Điều này đặc biệt giúp thu hút nước ngoài đầu tư vào các dự án xây lắp và cơ sở hạ tầng. Cơ sở đưa ra đề xuất này là hiện nay vốn của chính phủ chỉ có khả năng đáp ứng một phần đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết. Để đối phó với nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng, PPP được đề xuất như là một lựa chọn phù hợp hơn BOT vì các nhà thầu được lựa chọn thông qua hình thức chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế. Cơ sở đề xuất PPP là Việt Nam là nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ hơn 6%, thu hút đầu tư khá dễ. Sử dụng PPP cũng sẽ đảm bảo các nhà đầu tư Việt Nam trở nên năng động. Điều này sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và hỗ trợ nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì vậy, chính phủ nên thông qua phương pháp tích cực để thúc đẩy PPP trên thị trường vốn, nên chú trọng các ngành ưu tiên bao gồm, cầu, cảng hàng không, cảng biển .v.v.
Kết luận lại, rõ ràng các điều khoản FTA có sự liên kết chéo với văn kiện GPA sửa đổi. Các điều khoản MSCP trong FTA cho thấy việc sử dụng rộng rãi văn kiện GPA và GPA sửa đổi trong đàm phán. FTA giữa EU-Hàn Quốc và trong các hiệp định với các nước Trung Mỹ và Mỹ Latinh bao gồm các điều khoản mua sắm công. Phân tích cho thấy có sự liên kết chéo giữa các điều khoản FTA với văn kiện GPA sửa đổi thông qua sử dụng các định nghĩa, đấu thầu trên mạng, và nhấn mạnh vào tăng cường minh bạch. Trong trường hợp Hàn Quốc, FTA mở cửa cho các nhà cung cấp tham gia hợp đồng BOT từ các thực thể trung ương, thực thể trực thuộc chính quyền trung ương mà Hàn Quốc cam kết trong GPA của WTO. Hiệp định với Trung Mỹ và Mỹ La tinh, những nước không phải là bên GPA, rõ ràng phù hợp với văn kiện GPA sửa đổi khi quy định ngưỡng giá trị ban đầu cao hơn trong từng Phụ lục riêng biệt, hạn chế điều chỉnh các thực thể và cho phép giai đoạn chuyển đổi để thực hiện các nghĩa vụ. Với các nước CARIFORUM, hiệp định liệt kê một số ngoại lệ không phân biệt đối xử (ví dụ như đấu thầu hạn chế) và không thể đánh giá thấp nỗ lực cải cách hệ thống hiện hành của các nước này, đặc biệt là các cam kết về các vấn đề liên quan đến thủ tục và giải quyết tranh chấp. Các hiệp định EU, bao gồm các cam kết cụ thể, định hướng trở thành những cột mốc quan trọng để sửa đổi khuôn khổ pháp lý về đấu thầu ở các nước đối tác và nhắm tới mục tiêu tự do hóa dần thị trường đấu thầu. Theo đó, một trong những đóng góp chính của chiến lược ‘châu Âu toàn cầu’ là tạo động lực để các nước đối tác FTA thông qua cải cách để thúc đẩy cạnh tranh, minh bạch và liêm chính trong mua sắm công.
Giả định rằng FTA đề xuất giữa EU và Việt Nam sẽ tương tự có hai tác động lớn tiềm tàng. Thứ nhất, các quy tắc về thủ tục đấu thầu sẽ tăng cường minh bạch, cải thiện quản trị và cạnh tranh và cuối cùng tạo điều kiện để Việt Nam sử dụng hiệu quả giá trị đồng tiền. Thứ hai, các điều khoản về tự do hóa trong FTA sẽ giảm ‘không gian chính sách’ mà Việt Nam dùng như là một công cụ đấu thầu ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và DNNN. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sự thành công của FTA đề xuất phụ thuộc phần lớn vào cơ chế điều phối sử dụng nguồn lực để tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Vì vậy, thách thức của FTA dự kiến với EU là to lớn và Việt Nam cần nỗ lực nâng cao minh bạch, sửa đổi thủ tục đấu thầu, áp dụng giải quyết khiếu kiện trong đầu thầu cũng như bổ trợ quá trình này với hỗ trợ kỹ thuật của EU và sự tham gia của các bên.