4 Khuyến nghị
4.1 Tăng cường, hài hòa hóa và tạo điều kiện thuận lợi thực thi thủ tục đấu thầu ở Việt Nam
minh bạch và phân tán trong nhiều quy định pháp luật. Các khuyến nghị cũng tập trung vào nhu cầu tăng cường năng lực kỹ thuật cho Việt Nam trong FTA đề xuất với EU. Vì vậy, báo cáo này sẽ đưa ra khung khuyến nghị chi tiết sau đây, được chia thành ba trụ cột để xử lý các hệ lụy về mặt kinh doanh và pháp lý:
I. Tăng cường, hài hòa hóa và tạo điều kiện thuận lợi thực thi thủ tục đấu thầu ở Việt Nam: khuyến nghị này nhằm xử lý sự khác biệt giữa khuôn khổ của Việt Nam với các yêu cầu tự do hóa đấu thầu trong các FTA của EU.
II. Khởi động hỗ trợ kỹ thuật và biện pháp tăng cường năng lực của EU tại Việt Nam: khuyến nghị này nhằm tăng cường năng lực với sự hỗ trợ của EU.
III.Hỗ trợ và thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh cạnh tranh ở Việt Nam: khuyến nghị nhằm xử lý các hệ lụy về mặt kinh doanh đã thảo luận trong phần trước.
4.1 Tăng cường, hài hòa hóa và tạo điều kiện thuận lợi thực thi thủ tục đấu thầu ở Việt Nam thầu ở Việt Nam
Hiện nay, còn thiếu nhất quán giữa FTA của EU với khuôn khổ đấu thầu của Việt Nam. Các điều khoản về phạm vi quy định (ngưỡng giá trị); minh bạch (luật, quy tắc và thầu); thủ tục trao hợp
38 đồng (rộng rãi, chọn lọc và hạn chế); tiêu chí lựa chọn (hồ sơ dự thầu chi phí thấp nhất hoặc lợi thế kinh tế nhất); và cơ chế tuân thủ (giải quyết kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu) khác khá nhiều giữa EU và Việt Nam. Giả định là FTA giữa EU và Việt Nam tương tự như các FTA trước đây EU đã ký kết với các nước khác, rất có thể Việt Nam sẽ được yêu cầu thay đổi. FTA trên sẽ yêu cầu cam kết về phạm vi; phạm vi quy định hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp; thực thể, cũng như ngưỡng giá trị. Các cam kết đó phải rất phù hợp với FTA trước đây của EU, với danh sách chi tiết các ngưỡng trong phần nhỏ Phụ Lục. Một số khuyến nghị hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực hài hòa hóa và thực thi pháp luật đấu thầu như sau:
4.1.1 Thực thể
Tất cả các gói thầu ở Việt Nam được quy định trong Luật Đấu thầu (2005). Phạm vi quy định hiện nay rất rộng, thiếu cụ thể và không có ngưỡng. Giả định FTA đề xuất tương tự các FTA mà EU đã ký kết trước đây, Việt Nam sẽ cần một danh sách các thực thể được quy định theo cách mà không đưa vào tất cả các thực thể.
i. Các thực thể nhà nước chọn lọc và ngành nhỏ nên được liệt kê trong ‘Ghi chú chung’ trong hiệp định đề xuất với thỏa thuận chuyển đổi rõ ràng và cụ thể. ii. Khi liệt kê các thực thể, Việt Nam có thể xem xét trước hết chỉ liệt kê các thực thể
chính quyền trung ương. Điều này sẽ cho phép các thực thể khác trực thuộc trung ương và các cấp khác có thời gian điều chỉnh để cạnh tranh. Cần có kế hoạch về thời hạn để đưa dần các thực thể trực thuộc trung ương khác vào phạm vi quy định trong FTA.
iii. Trong bước đầu tiên, chỉ nên liệt kê đưa vào FTA một số thực thể trực thuộc trung ương, ví dụ các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
iv. Phương thức liệt kê các thực thể trực thuộc trung ương là cam kết những thực thể hiểu biết về các điều khoản MSCP vì vậy tất cả các thực thể khác chưa biết về các điều khoản MSCP được loại khỏi cam kết.
4.1.2 Phương pháp liệt kê
Việt Nam nên sử dụng phương pháp chọn-cho đối với liệt kê hàng hóa và công trình xây lắp trong khi áp dụng phương pháp chọn-bỏ để liệt kê dịch vụ tư vấn. Điều này phù hợp với các quy tắc trong hiệp định nhiều bên GPA. Đồng thời, tất cả các hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây lắp được điều chỉnh có thể được liệt kê riêng rẽ trong Phụ lục cùng với Danh mục chung của Phụ lục. Ngoài ra, ghi chú đối với mỗi danh mục nên được liệt kê cẩn thận.
4.1.3 Các cam kết ngưỡng cao hơn
Sẽ tốt hơn nếu Việt Nam đàm phán các ngưỡng giá trị cao hơn theo giai đoạn chuyển đổi. Cần có giai đoạn chuyển đổi, có thể 3-5 năm, với điều khoản giảm dần ngưỡng giá trị theo thời gian (như trường hợp hiệp định EULA), điều này đảm bảo Việt Nam có thể thực hiện các cam kết trong FTA một cách hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn hơn.
39
4.1.4 Cấm ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
Luật Đấu thầu (2005) quy định cho nhà thầu171, điều này vi phạm điều khoản không phân biệt đối xử trong GPA. Ví dụ về việc bảo lưu ở Việt Nam là các doanh nghiệp phải tham gia liên doanh hoặc sử dụng quỹ Nhà nước để thực hiện phần trăm nhất định khối lượng công việc. Những thiếu sót trên cần được xử lý:
i. Lựa chọn giảm dần ưu đãi trong các ngành mà doanh nghiệp Việt Nam có tính cạnh tranh. Cần có các điều khoản thay đổi ưu đãi sau khi tham vấn lẫn nhau, như trong trường hợp ưu đãi cho các DN vừa và nhỏ trong các hiệp định EULA và EUCA.
ii. Lựa chọn khả thi thứ hai có thể quy định và tiếp tục các ưu đãi ‘hợp lý’ cho một số ngành như là chính sách phát triển của chính phủ, có thể liệt kê trong “ngoại lệ”.
Nên chú ý là các tiêu chí đánh giá thầu hiện này có tính phân biệt đối xử vì cho phép tính tỷ trọng điểm khi trao thầu, vấn đề này nên được xử lý.
4.1.5 Đảm bảo tuân thủ các phương pháp đấu thầu và cho phép phản hồi
i. Đề xuất ba phương pháp đấu thầu, đó là rộng rãi, hạn chế và chọn lọc, phù hợp với các phương pháp được chấp nhận theo GPA. Chúng tôi đề xuất nên bắt đầu sửa đổi các hình thức đấu thầu khác hiện có để thích ứng với các biện pháp của GPA của WTO. Đồng thời, các tiêu chí trao thầu nên sửa đổi để phù hợp với các tiêu chí được chấp nhận, đó là bản chào chi phí thấp nhất và có lợi thế nhất. ii. Theo hệ thống hiện hành, không có cơ chế chính thức để phản hồi các nhà thầu
không trúng thầu. Hệ thống mới nên có cơ chế giải quyết kiến nghị, khiếu nại của các nhà thầu không trúng thầu và đưa ra lý do/cơ sở loại bỏ hồ sơ thầu để các nhà thầu không trúng thầu biết lý do bị loại. Nên có điều khoản về giải quyết kiến nghị, khiếu nại về quyết định trao thầu, nếu cần.
4.1.6 Thành lập một cơ quan độc lập liên quan đến cơ chế kiến nghị, khiếu nại
Điều 72 của Luật Đấu thầu quy định “[…] nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị, khiếu nại về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu”. Ngoài ra còn quy định “Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị, khiếu nại của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền”. Theo hệ thống hiện hành, không thể loại trừ khả năng liên kết và lợi ích thủ cựu giữa nhà thầu và bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Xét đến vấn đề đó, đề xuất lập một cơ quan rà soát độc lập công bằng, vô tư. Cơ quan đề xuất trên không nên có lợi ích gì từ kết quả đấu thầu. Đồng thời, các thành viên của cơ quan này phải trung lập và không bị ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là độc lập với các thực thể mời thầu và ảnh hưởng của các nhà cung cấp cạnh tranh. Do có lợi ích tài chính rất lớn trong mua sắm công, điều cấp thiết là cơ quan tư pháp này bao gồm các chuyên gia hoàn toàn liêm chính công bằng vô tư, nền tảng kiến thức vững vàng về luật và thủ tục đấu thầu, cũng như có đạo đức tốt.
171
Xem Luật Mua sắm Đấu thầu 2005, xem ghi chú 61, Điều 14; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, Điều 4.
40
4.1.7 Tăng cường cơ chế thực thi pháp luật đấu thầu
Người ta ngày càng nhận thấy rằng các quy tắc cạnh tranh là rất cấp thiết để tự do hóa đấu thầu hiệu quả. Khi thiếu các quy tắc cạnh tranh mạnh mẽ, sẽ có thể có nhiều trường hợp thông thầu và các hành vi hạn chế cạnh tranh khác mà có thể cản trở mua sắm với chi phí thấp hơn. Trong bối cảnh đó, cần thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ pháp luật trong nước cũng như các cam kết trong FTA. Vai trò của cơ quan này sẽ tập trung vào hỗ trợ các quy định, đưa ra hành động trừng phạt và áp dụng các hình phạt trong trường hợp có vi phạm bởi bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền. Trong pháp luật hiện hành, một trong các bên này có thể phạt nhà thầu, vấn đề này khiến hệ thống hiện hành thiếu rõ ràng. Vì vậy, cần thay thế bằng một hệ thống mà một cơ quan độc lập được phép phạt các nhà thầu tại tất cả các cấp. Chú ý thêm là cơ quan này có thể chịu trách nhiệm nhận phản hồi về các hành vi đấu thầu của tất cả các bên liên quan.