Động thái FD

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn sau khi gia nhập WTO và một số gợi ý chính cho Việt Nam (Trang 158)

- Nhóm chính sách khác

3.2.2.Động thái FD

3.2.2.1. Tổng quan FDI vào Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam ban hành Luật ĐTNN lần đầu tiên vào năm 1987, Chính sách thu hút FDI của Việt Nam đã đ-ợc chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi tr-ờng đầu t- quốc tế, yêu cầu tăng hiệu quả thực hiện các dự án FDI và sự thay đổi định h-ớng mục tiêu thu hút FDI của Chính phủ.Việc chỉnh sửa, bổ sung chính sách thu hút FDI đã khắc phục những hạn chế bất cập tồn tại trong các chính sách đ-ợc ban hành tr-ớc đó, góp phần tạo ra môi tr-ờng đầu t- thuận lợi và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu t- n-ớc ngoài. Do vậy, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên rất nhiều lần trong hơn 20 năm qua. (Bảng 3.1)

Mặc dù chịu ảnh h-ởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, nhưng dòng vốn FDI vẫn tiếp túc có nhửng “khởi sắc” , năm 2010, vốn đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài đạt 11 tỷ USD, tăng 11% do với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2009 và v-ợt mức dự kiến cho năm 2010. Điều đó cho thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã thoát nhanh ra cơn khủng hoảng và niềm tin của các nhà đầu t- n-ớc ngoài vào môi tr-ờng đầu t- ở Việt Nam. Năm 2010, vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu t- toàn xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2% so với năm 2009 và cao hơn so với mức tăng tr-ởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả n-ớc.

Trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 53,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n-ớc. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 36,4 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2009 và chiếm 42,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả n-ớc. (Xem hình 3.2)

-157-

Sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đã tạo ra xuất siêu cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Năm 2010, các doanh nghiệp này đã xuất siêu khoảng 2,35 tỷ USD.

Bảng 3.1: Đầu t- trực tiếp tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2009

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký(*) (Triệu USD) Tổng vốn thực hiện (Triệu USD) 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 37 67 107 152 196 274 372 475 372 349 285 327 391 555 808 791 811 970 987 1544 1557 839 341,7 525,5 735,0 1291,5 2208,5 3037,4 4188,4 6937,2 10164,1 5590,7 5099,9 2565,4 2838,9 3412,8 2998,8 3191,2 4547,6 6839,8 12004,0 21347,8 71726,0 21842,1 328,8 549,9 1017,5 2040,6 2556,0 2147,0 3115,0 2367,4 3334,9 2413,5 2450,5 2591,0 2650,3 2852,5 3308,8 4100,1 8030,0 11500,0 10000,0

(*): Bao gồm vốn tăng thêm của các dự án đã đ-ợc cấp phép năm tr-ớc

-158-

Kết quả này cho thấy đây là điểm nổi bật của hoạt động FDI tại Việt Nam năm 2010 vì đã đóng góp quan trọng vài cải thiện cán cân th-ơng mại trong việc giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đóng góp lớn cho ngân sách của Chính phủ với kết quả 3,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, v-ợt 6% so với kế hoạch đề ra và đạt 18,4% tổng thu ngân sách nội địa. Năm 2010, 385 dự án FDI đ-ợc cấp phép đầu t- mới, tổng vốn đầu t- đạt trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD. Nh- vậy tổng vốn đầu t- đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu t- đăng ký.[77]

Hình 3.2: Kết quả thu hút FDI từ năm 2001 đến năm 2010 của Việt Nam

Nguồn:[77]

Tuy nhiên số lần chỉnh sửa chính sách thu hút FDI luôn gắn với các mốc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nh-: năm 1996, Việt Nam vừa nộp đơn xin gia nhập WTO đồng thời gia nhập ASEAN và bình th-ờng hóa và thiết lập quan

-159-

hệ ngoại giao với Hoa Kỳ; Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định th-ơng mại song ph-ơng; Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc chỉnh sửa đáp ứng đ-ợc các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nh-ng cũng dẫn đến tồn tại những hạn chế bất cập trong chính sách thu hút đầu t- của Việt Nam. Do vậy số l-ợng chỉnh sửa chính sách thu hút FDI của Việt Nam tr-ớc và sau các mốc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có nhiều biến động. Trong 3 nhóm chính sách FDI của Việt Nam, nhóm chính sách tài chính- tín dụng đ-ợc điều chỉnh nhiều nhất và với tốc độ nhanh nhất. Nh- vậy Việt Nam đã sử dụng công cụ này nh- là công cụ chủ đạo nhằm thu hút FDI. Chính sách khuyến khích tài chính - tín dụng đ-ợc điều chỉnh nhiều lần tr-ớc năm 1995, tr-ớc khi FDI vào Việt Nam tăng đến đỉnh điểm năm 1996. Trong giai đoạn 1997 - 2000, nhóm chính sách này vẫn tiếp tục đ-ợc điều chỉnh cùng với các nhóm chính sách khác song số lần điều chỉnh lại nhiều hơn, nh-ng số dự án FDI giảm trong khi tỷ lệ thực hiện vốn lại cao nhất trong trong cả thời kỳ 1988 - 2008. Điều đó cho thấy sửa đổi chính sách thu hút FDI tr-ớc năm 1996 đã phát huy tác dụng trong thu hút FDI, còn những điều chỉnh trong giai đoạn 1997 - 2000 góp phần thúc đẩy thực hiện vốn của các dự án FDI đã đăng ký tr-ớc đó, việc thu hút dự án mới bị hạn chế do ảnh h-ởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á nên giảm sút.(Phụ lục 7)

Từ quy trình hoạch định đến nội dung chính sách đ-ợc bổ sung, chỉnh sửa theo h-ớng gần với thông lệ quốc tế trên nguyên tắc vừa đảm bảo quyền lợi của nhà đầu t- n-ớc ngoài vừa thu hút nguồn vốn này theo chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nh-ng vấn đề đặt ra là việc bổ sung, chỉnh sửa chính sách thu hút FDI của Việt Nam có đạt mục tiêu hay không? Việc hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian tới đặt ra yêu cầu đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách thu hút FDI ch-a ?

Câu trả lời phải là sự kiểm định hiệu quả thực thi của chính sách và điều chỉnh chính sách. Sự kiểm định sẽ đem lại kết quả tổng quan về thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm đồng thời phát hiện các vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục điều chỉnh chính sách kịp thời phù hợp với tình hình đầu t- trong n-ớc và quốc tế.

-160-

3.2.2.2. Những tồn tại trong điều chỉnh chính sách thu hút FDI ở Việt Nam.

Ch-a chủ động trong điều chỉnh chính sách

Quá trình bổ sung, hoàn thiện chính sách của Việt Nam th-ờng gắn với những mốc thời gian Việt Nam hội nhập quốc tế mà không phải là kết quả của sự chủ động điều chỉnh môi tr-ờng đầu t- để thu hút dòng vốn FDI. Những lần sửa đổi, hoàn thiện qua các năm 1992, 1996, 2000, 2005 th-ờng xảy ra tr-ớc và sau khi Việt Nam khôi phục lại các định chế tài chính quốc tế, chuẩn bị gia nhập ASEAN, khôi phục và bình th-ờng hoá quan hệ Việt - Mỹ, nộp đơn gia nhập WTO, ký hiệp định th-ơng mại song ph-ơng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 và trở thành thành viên WTO tháng 1 năm 2007.

Kết quả là dòng vốn đầu t- đã tăng nhanh hơn từ sau mỗi mốc hội nhập chứ không phải sau mỗi lần bổ sung, hoàn thiện chính sách.

Cơ chế giám sát các hoạt động đầu t- FDI ch-a thật chặt chẽ, thiếu tính minh bạch

Mặc dù đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài ở Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng sau mỗi lần sửa đổi Luật đầu t- n-ớc ngoài nh-ng còn nhiều vấn đề tồn tại và ch-a khắc phục đ-ợc đó là sự phân cấp quản lý đối với các dự án đầu t- còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là thuộc về cơ chế giám sát còn có kẽ hở. Các tỉnh đã cạnh tranh với nhau quyết liệt để thu hút các dự án đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài, các khu chế xuất, khu công nghiệp đ-ợc xây dựng tràn lan dẫn đến tình trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất sử dụng không hết công suất, các nguồn lực đ-ợc khai thác không hiệu quả. Tính đến cuối năm 2007, tổng số KCN, KCX, khu kinh tế trên cả n-ớc là 154, đ-ợc phân bố tại 55 tỉnh, trong đó 59,7% đã hoạt động, thu hút gần 2.700 dự án FDI. Khả năng hấp thụ các dự án đầu t- mới đạt 54,1%.

Bên cạnh đó cơ chế phân cấp quản lý đầu t- còn bộc lộ ra nh-ợc điểm là ch-a khuyến khích đ-ợc sự hợp tác, phối hợp giữa các tỉnh trong việc thu hút FDI và ngăn chặn các vấn đề tiêu cực đến môi tr-ờng, chuyển giao công nghệ, phát triển ngành nghề, ch-a kể đến nhiều dự án đầu t- trùng lặp tại các địa ph-ơng dẫn

-161-

đến khai thác không hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của các vùng cũng nh- doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài.

Sự giám sát các tác động tiêu cực đến môi tr-ờng cũng còn yếu. Sự buông lỏng thể hiện ở những kết luận về tác động môi tr-ờng của các doanh nghiệp FDI còn thiếu tính tổng thể và mới dựa vào những kết luận điều tra riêng lẻ với quy mô nhỏ vì vậy khó có thể bám sát đ-ợc thực trạng ô nhiễm môi tr-ờng do các doanh nghiệp FDI gây ra. Hậu quả tình trạng ô nhiễm môi tr-ờng do không xử lý chất thải hay vi phạm các quy định trong xử lý chất thải ngày càng tăng, số vụ vi phạm với mức độ gây ô nhiễm đang thực sự báo động tại các KCN, KCX tại nhiều địa ph-ơng nh- thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đồng Nai. Điều đó cho thấy tính thiếu đồng bộ trong chính sách đầu t- và chính sách bảo vệ môi tr-ờng và hiệu lực thấp của việc thực thi chính sách. Thực tế chứng minh, chính sách FDI có hiệu lực từ năm 1988, nh-ng đến tận ngày 27/12/1993, Luật Bảo vệ tài nguyên và môi tr-ờng mới đ-ợc thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 1994. Nh- vậy một khoảng thời gian dài cho các doanh nghiệp FDI hoạt động không cần quan tâm đến bảo vệ môi tr-ờng. Bên cạnh đó việc hình thành khung khổ pháp lý cũng chiếm nhiều thời gian và quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi tr-ờng trong khi cơ chế thực hiện thì yếu kém từ năm 1993 đến năm 1999. Tình trạng này còn tồn tại kể cả sau khi có Luật bảo vệ môi tr-ờng sửa đổi năm 2005.

Điều đó cho thấy mặc dù Luật ĐTNN liên tục đ-ợc chỉnh sửa, bổ sung nh-ng thực thi chính sách vẫn còn yếu điều đó làm giảm hiệu quả của việc điều chỉnh chính sách, gây cản trở cho việc nâng cao chất l-ợng của nguồn vốn FDI tại Việt Nam.

3.3. Bài học kinh nghiệm từ điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Trung Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn sau khi gia nhập WTO và một số gợi ý chính cho Việt Nam (Trang 158)