III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Tổ chức, ổn định lớp:
2. Kỹ năng: HS phân biệt được các khái niệm,các loại tệp tin, biết chỉ ra đường dẫn 3 Thái độ:
3. Thái độ:
- Tự tin khám phá kiến thức mới. - Hứng thú với tin học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, máy vi tính. - Sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại các bài đã học trước ở nhà. - Tập ghi chép, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Tổ chức, ổn định lớp: 1. Tổ chức, ổn định lớp:
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, nề nếp, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Lồng ghép trong khi dạy kiến thức cho học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình xử lí thông tin, máy tính cần phải truy cập tới thông tin (tìm, đọc, ghi) trên các thiết bị lưu trữ và việc truy cập ấy sẽ nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí. Để giải quyết vấn đề này, hệ điều hành tổ chức thông tin theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục.
* Tiến trình bài dạy:
Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn về Tệp tin
1. Tệp tin:
- Tệp tin là các đơn vị thông tin được lưu trữ và quản lý trên đĩa.
- Những yếu tố cần chú ý đến tệp tin:
+ Tên tệp tin gồm có 2 phần: phần tên và phần mở rộng được ngăn cách nhau bởi dấu chấm.
? Em có thể cho ví dụ về tệp tin?
? Tại sao tệp tin lại cần có phần mở rộng.
? Tên tệp tin có thể không cần phần mở rộng được không.
- Có thể là một bài toán, một bài văn, bài thơ ...
- Dùng để mô tả kiểu của tệp tin
- Được nhưng ta sẽ khó phân biệt được tệp tin đó là kiểu dữ liệu số, là kiểu dữ liệu văn bản hay đó là tệp tin chương trình...
Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn về Tệp tin
? Như vậy tệp tin có những yếu tố nào.
GV lấy một số ví dụ về tệp tin: Baitap.doc; VD1.txt; Danh sach.xls; Setup.exe ... !Yêu cầu HS quan sát một số tên tệp ở hình trong SGK(tr44)
? Ta có thể đặt tên tệp tin trùng với tệp tin đã có ở thư mục hiện hành không? Vì sao?
- Tên, thời gian, độ lớn, kiểu dữ liệu. Trong đó tên và phần mở rộng (được ngăn bởi dấu chấm) rất quan trọng.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời.
Hoạt động 2. Hướng dẫn về Thư mục
2. Thư mục:
Thư mục là các không gian trên đĩa dùng để lưu trữ các tệp tin.
- Thư mục cũng có các thông số như:
+ Tên thư mục
+ Thời gian khởi tạo thư mục.
+ Thư mục không có tham số về độ lớn và thông thường cũng không có phần mở rộng.
+ Thư mục có thể lưu trữ các thư mục con và các tệp bên trong nó.
!GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. ! GV giới thiệu hình thức quản lý sách trong thư viện bằng các ngăn tủ khác nhau, tương tự như cách quản lí thông tin trên máy tinh bằng thư mục.
? Như vậy, đối với cách quản lý thông tin trong máy tính, Tủ sách trong thư viện hình dung như thế nào? sách hình dung như thế nào?
? Trong một thư mục có thể tồn tại 2 tên trùng nhau được không?
? Trong một thư mục có thể chứa được bao nhiêu thư mục và tệp tin?
- Thảo luận. - Lắng nghe.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Chứa vô số nhưng phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ đĩa cứng.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
- Hướng dẫn nhanh câu hỏi 1, 2 SGK.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị phần còn lại của bài 11: “Tổ chức thông tin trong máy tính”
Ngày soạn: 26/10/2013
BÀI 11
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNHI. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm lại những kiến thức, khái niệm đã học về thông tin. - Nắm được những cách tổ chức thông tin của hệ điều hành.
- Nắm được một số khái niệm về tệp tin, thư mục, đường dẫn...
2. Kỹ năng: HS phân biệt được các khái niệm,các loại tệp tin, biết chỉ ra đường dẫn.3. Thái độ: 3. Thái độ:
- Tự tin khám phá kiến thức mới. - Hứng thú với tin học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, máy vi tính. - Sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại các bài đã học trước ở nhà. - Tập ghi chép, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Tổ chức, ổn định lớp: 1. Tổ chức, ổn định lớp:
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, nề nếp, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Lồng ghép trong khi dạy kiến thức cho học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Hệ điều hành tổ chức thông tin theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. Để truy cập được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó.
* Tiến trình bài dạy:
Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn về đường dẫn (Path)
3. Đường dẫn:
Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.
GV giới thiệu một dạng của thư mục trên máy tính.
Ta đã biết về tệp tin, thư mục, nhưng để đến được vị
Lắng nghe, quan sát.
Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Hướng dẫn về đường dẫn (Path)
trí của tệp tin cũng như thư mục ta cần phải có đường dẫn.
VD:
D:\Giao An\GA Lop 7 D:\Lap Trinh\Baitap1.pas
Là các đường dẫn.
? Nếu chỉ không đúng đường dẫn thì máy có thực hiện đúng yêu cầu của người sử dụng không? Tại sao?
? Em hãy cho một vài ví dụ về thư mục, tệp tin, đường dẫn. . .
Tìm hiểu ví dụ theo chỉ dẫn của giáo viên (trực quan) Cá nhân trả lời.
Lấy ví dụ theo nội dung có trên máy tính.