Dự báo áp lực cạnh tranh cho ViettelTelecom trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 75)

3.1.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng viễn thông Việt Nam trong thời gian tới

Về thị trường di động

Kết thúc năm 2010, toàn Việt Nam đã có tới hơn 160 triệu thuê bao thuộc 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm: VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, Hà Nội Telecom và Gtel. Tuy nhiên, chiếm tới hơn 80% thị phần di động thuộc về ba nhà cung cấp lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Số còn lại chia cho S-Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline.Với việc phân chia thị phần như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, vị thế của các mạng di động Việt Nam đã được xác định khá rõ ràng. Và tình hình sẽ khó có thể thay đổi được trong năm 2011 này. Năm 2011 còn được nhận định là thời điểm thị trường thông tin di động Việt đã bắt đầu giai đoạn bão hoà, không còn nhiều cơ hội cho việc phát triển thuê bao mới. Năm nay, kể cả các mạng di động lớn như VinaPhone, MobiFone cũng khá cẩn trọng trong việc đặt chỉ tiêu phát triển thuê bao.

Năm 2011 cũng sẽ là năm có những mạng gặp khó trước sức cạnh tranh ngày càng mạnh của thị trường di động. Các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục khẳng định thương hiệu, giữ vững thị phần, các doanh nghiệp cần phải đầu tư phát triển chiều sâu, cần tập trung hơn cho việc khẳng định thương hiệu bằng chất lượng và các dịch vụ gia tăng nội dung.

Về thị trường Internet băng thông rộng

Trong năm 2010, người ta nói nhiều tới việc băng rộng di động mà cụ thể là 3G lên ngôi sẽ khiến cho ADSL phải suy thoái. Nhưng theo nhiều chuyên gia, đây lại không phải là điều đáng lo ngại nhất, mà đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới “năng lực” phát triển của ADSL trong năm 2011 và các năm tới lại là FTTx.Công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx với thế mạnh tốc độ tải lên (upload) và tải xuống

67

(download) cao, ổn định đang có cơ hội dần thay thế ADSL và chiếm lĩnh thị trường Internet băng rộng. Theo nhiều chuyên gia viễn thông, trong một vài năm tới, đây là một xu hướng tất yếu.

Nắm bắt được những cơ hội này, mặc dù theo nhận định của nhiều chuyên gia, lĩnh vực Viễn thông nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn song với nhu cầu của người dân Việt hiện nay, chắc chắn, năm 2011, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn sẽ phát triển mạnh. Chỉ có điều, các doanh nghiệp muốn giành được thị phần, doanh thu cần phải “bắt” đúng nhu cầu người dùng về vấn đề dịch vụ cũng như giá cả, chất lượng.

3.1.2. Xu hƣớng vận động của các đối thủ cạnh tranh

Trước sự cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực thông tin di động, EVN telecom đã chuyển từ thế tấn công vào thị trường thông tin di động sang mảng điện thoại vô tuyến cố định. Trong sự cạnh tranh dịch vụ vô tuyến điện, EVN đang tỏ ra có ưu thế ở vùng nông thôn vì băng tần thấp có khả năng phủ sóng rộng. Trong khi đó EVN telecom đang bị can nhiễu rất nhiều tại các khu đô thị. Vấn đề này sẽ là mối lo ngại lâu dài của EVN ảnh hưởng đến việc cạnh tranh của mạng này khi các thuê bao tại vùng đô thị liên tục bị rớt cuộc gọi. EVN sẽ mở rộng việc thử nghiệm mạng dịch vụ điện thoại công nghệ CDMA ra 64 tỉnh/ thành phố. Cùng với các dịch vụ trên, EVN Telecom cũng đang thử nghiệm dịch vụ truy cập internet tốc độ cao qua đường điện. EVN đã phát triển trên 2 triệu thuê bao với mức đầu tư là 3000 tỷ đồng… EVN đã đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống viễn thông tại Hà Nội với gần 40 trạm thu phát sóng (BTS) và khoảng 300 km cáp quang, đáp ứng cho khoảng 1, 5 triệu thuê bao.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu và là doanh nghiệp chủ đạo của ngành viễn thông Việt Nam. Tại thị trường trong nước, VNPT đang cung cấp dịch vụ thông tin di động với hai thương hiệu VinaPhone và MobiFone với tổng số thuê bao di động vào khoảng 77 triệu và chiếm khoảng 78% thị phần di động tại Việt Nam; mạng cố định của VNPT trải

68

rộng khắp cả nước, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khoảng hơn 9 triệu thuê bao trên toàn quốc.

Với mục tiêu mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh ra toàn cầu nhằm tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận từ các thị trường mới trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước bắt đầu có dấu hiệu bão hòa, VNPT đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông, sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính…Nhằm nhanh chóng hiện diện và đẩy mạnh kinh doanh của VNPT tại thị trường quốc tế, VNPT đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global) vào năm 2008. Mục tiêu chính của VNPT Global là thiết lập hạ tầng viễn thông của VNPT tại nước ngoài, tiến hành khai thác kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT tại thị trường quốc tế, phục vụ nhu cầu của cộng đồng người Việt tại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có mối quan hệ giao thương với thị trường Việt Nam. Hiện nay, VNPT đang xúc tiến một số cơ hội đầu tư trong lĩnh vực di động tại một số quốc gia Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ; khi các dự án nói trên được triển khai thành công thì VNPT sẽ thực sự trở thành doanh nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

3.1.3. Một số đề xuất theo mô hình ma trận SWOT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Viettel Telecom trong thời gian tới cạnh tranh cho Viettel Telecom trong thời gian tới

Nhân tố thuận lợi

- Công ty Viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà nước xác định “ưu tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển của tập đoàn.

- Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với dân số đông. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nói chung và cho hoạt động của tập đoàn Viettel nói riêng.

69

- Chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt nhu cầu liên lạc và sử dung internet của khách hàng, tạo được lòng tin và phát triển được một số lượng lớn khách hàng trung thành của công ty trong những năm qua.

- Mạng lưới Viễn thông Viettel đã phủ khắp các tỉnh thành và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất cả nước với hơn 50 triệu thuê bao và thương hiệu ngày càng lớn mạnh.

- Hoạt động tài chính của công ty tương đối lành mạnh, minh bạch.

- Ngoài ra, tập đoàn còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sang tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhân tố bất lợi

- Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như Mobifone, Vinaphone, Vietnammobile, Beeline…

- Thói quen sử dụng các dịch vụ Viễn thông, internet ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh nhưng vẫn còn ở mức thấp.

- Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới.

- Sự khủng hoảng kinh tế giảm nhu cầu sử dụng các dịch - Đòi hỏi chất lựợng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ

Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…

Bảng 3.13. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Ma trận SWOT

Cơ hội

 Ngành có cơ hội mở rộng kinh doanh do sự tăng trưởng kinh tế đang phục hồi( O1)

 Nguồn lao động dồi dào và nhu cầu sử dụng

Đe dọa

 Cạnh tranh nghành phải định hướng lại do sự phát triển công nghệ (T1)

 Doanh thu có thể giảm do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt

70

công nghệ tăng cao do dân số tăng (O2)

 Nhu cầu thông tin liên lạc tăng do xu hướng quan tâm tới nhiều gia đình. (O3)

 Nhu cầu về sự đa dạng dịch vụ và hình thức Marketing ngày càng cao (T3)

Điểm mạnh

Văn hóa công ty (S1)

Nhân lực trẻ năng động (S2) Bộ phận Marketing hiệu quả Các chiến lƣợc  Sử dụng các điểm mạnh S1, S2, S3 để tận dụng cơ hội S1  Sử dụng điểm mạnh S1, S2 để tận dụng cơ hội O2  Sử dụng điểm mạnh S2, S3 để tận dụng cơ hội O3 Các chiến lƣợc  Tận dụng điểm mạnh S2 để vượt qua đe dọa T1.

 Tận dụng điểm mạnh S1, S2, S3 để vượt qua đe dọa T2

 Tận dụng điểm mạnh S1, S2 để vượt qua đe dọa T3

Điểm yếu

Thiếu kinh nghiệm trong quản lý (W1) Chậm cải tổ (W2) Bộ phận tài chính yếu kém (W3) Các chiến lƣợc  Hạn chế các điểm yếu W1, W2 để tận dụng cơ hội O3  Hạn chế các điểm yếu W2, W3 để tận dụng cơ hội O4 Các chiến lƣợc

 Tối thiểu hóa các điểm yếu W1 để tránh đe dọa T1.

 Tối thiểu hóa các điểm yếu W2 để tránh đe dọa T2

3.1.4. Phƣơng hƣớng phát triển của Viettel Telecom trong thời gian tới 3.1.4.1. Mục tiêu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước vai trò của nghành viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao và mang tính chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của Chính phủ đặt ra là

71

: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, với độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ và hoạt động có hiệu quả.

Mục tiêu của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đến năm 2015 là đạt doanh thu 15 tỷ USD, trong đó riêng doanh thu từ sản phẩm dịch vụ viễn thông là 8 tỷ USD, trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam. Đồng thời xây dựng hình ảnh sảm phẩm dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ xã hội và đặc biệt là phục vụ công tác quốc phòng, làm nhiệm vụ quốc tế.

3.1.4.2. Phƣơng hƣớng

Để đạt được những mục tiêu đề ra Viettel đã xây dựng phương hướng cho phát triển của mình đáp ứng nhu cầu thời đại mới:

Nâng cao chất lượng an toàn, hiệu quả sử dụng khai thác triệt để mạng lưới hiện có; đồng thời mở rộng các dự án phát triển trọng điểm.

Không ngừng nâng phát triển kinh doanh các dịch vụ hiện có, các dịch vụ có tỷ trọng doanh thu cao, tiếp tục hoàn thiện phương án kinh doanh và chính thức đưa vào khai thác các dịch vụ mới.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện chính sách giá cước, phương thức thanh tính cước với những khách hàng có doanh thu lớn, với các dịch vụ có tính cạnh tranh cao; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kinh doanh, phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng đủ mạnh. Cải tổ bộ máy kinh doanh theo hướng năng động hơn, tăng tính chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm với kết quả với kết quả kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, đào tạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ, kinh doanh, tiếp thị….. Tập trung đào tạo các chuyên gia để tiếp cận và cập nhật công nghệ mới. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng phần mềm thanh khoản; thực hiện đối soát số liệu và cước kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đảm bảo chính xác, đúng tiến độ thời gian. Công tác kiểm toán cần

72

tăng cường, mở rộng phạm vi kiểm toán đầu tư xât dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

Chiến lược phát triển viễn thông trên thị trường quốc tế cần được đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn nữa để tạo ra thêm thị trường 80 triệu dân nữa, tăng thêm doanh thu cho tập đoàn khi trong bối cảnh thị trường trong nước đang dần bão hòa. Ngoài ra, tạo thêm tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên quốc tế.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực canh tranh Dịch vụ ĐTDĐ của Viettel Telecom

Dựa trên các phân tích điểm mạnh điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của năng lực cạnh tranh dịch vụ Điện thoại di động của Viettel Telecom, tác giả luận văn xin đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động qua các nhân tố ảnh hưởng bên trong cũng như bên ngoài năng lực cạnh tranh dịch vụ di động gồm các biện pháp:

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao sức mạnh nội lực của Doanh nghiệp

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ điện thoại di động trước hết phải có đầy đủ các thế mạnh về tài chính, công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Dịch vụ điện thoại di động của Viettel không thể có chất lượng cao, đa dạng về loại hình để cạnh tranh thắng lợi mà tài chính của Viettel eo hẹp, không đủ khả năng để đổi mới hiện đại hoá công nghệ, mặt khác kinh doanh dịch vụ điện thoại di động khó có thể sử dụng lao động phổ thông, tổ chức sản xuất giản đơn để tham gia chuỗi giá trị xuyên quốc gia và kết nối mạng toàn cầu.

3.2.1.1. Nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở nâng cao năng lực tài chính và sử dụng vốn hiệu quả

Qua kết quả kinh doanh qua các năm, Viettel Telecom có lợi thế hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh về năng lực tài chính xét cả về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Để nâng cao sức mạnh nội lực trên cơ sở nguồn tài chính dồi dào, phát huy thế mạnh về năng lực tài chính, Viettel cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, nâng cao năng lực tài chính

- Nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2020 cần được cân đối chủ yếu từ nguồn vốn tái đầu tư của Tập đoàn Viettel và được huy động từ nguồn vốn tín dụng

73

Triệt để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Viettel Telecom như: cân đối sử dụng vốn cho hoạt động SXKD và đầu tư XDCB đảm bảo chủ động hiệu quả; rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 trở về trước, đánh giá hiệu quả và tính khả thi các dự án để có các biện pháp thúc đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án quan trọng và thu hồi vốn đầu tư ở các dự án kém hiệu quả hoặc công nghệ lạc hậu trên quy mô tổng thể cũng như các ĐVTV; chuyển vốn vay sang nguồn vốn tái đầu tư hiệu quả nhất; tăng vòng quay của vốn; lựa chọn lĩnh vực cần đầu tư ưu tiên hợp lý; tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn góp vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh; lựa chọn nhà cung cấp thiết bị có kinh nghiệm, chi phí thấp và chất lượng đảm bảo để nguồn vốn đầu tư thực hiện có hiệu quả cao hơn. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư: Để vững vàng trong cạnh tranh hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh bước sang một giai đoạn mới - “giai đoạn cất cánh” của ngành BCVT, Viettel Telecom cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới, sản phẩm và thị trường, trong đó cần tập trung đầu tư vào các công nghệ hiện đại để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Vì vậy, Viettel Telecom cần tận dụng các lợi thế của một Tập đoàn lớn, có uy tín hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn Thông Viettel trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)