2.2.2.1. Các đối thủ tiềm ẩn ở trong nƣớc
Cho đến nay, có 7 doanh nghiệp bao gồm VMS, Viettel, SPT, Viettel, EVN telecom, Công ty cổ phần Viễn thông HaNoi (Hanoi telecom), Gtel, được cấp phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trong đó GTel mới xây dựng mạng lưới và bắt đầu khai trương cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trong tương lai có thể còn nhiều đối thủ tiềm ẩn khác (trong nước và ngoài nước).
a) Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom)
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) trong tháng 2/2009 đã triển khai thành công dự án thử nghiệm công nghệ WiMAX di động với tần số 2,3 Ghz tại trụ sở FPT Telecom. Kết quả này đã mở ra cho FPT Telecom nhiều cơ hội trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ WiMAX di động. Dự án thử nghiệm này được triển khai theo chuẩn công nghệ IEEE802.16e (còn gọi là WiMAX di động) với tần số 2,3 Ghz. Hàng loạt ứng dụng kết nối băng rộng không dây đã được thử nghiệm thành công cho người sử dụng đang di chuyển một cách ổn định trên các phương tiện trong khu vực nội thành Hà Nội như: Truy
46
cập Internet tốc độ cao, xem video, truyền dữ liệu, đàm thoại qua Internet…mà không cần triển khai bất kỳ một đường cáp nào.
FPT Telecom tiến hành thử nghiệm WiMAX di động với sự hỗ trợ công nghệ của hãng NEC, dưới sự điều phối của tập đoàn Mitsubishi và sử dụng máy tính xách tay FPT Elead cho phòng lab thử nghiệm
Mục tiêu của FPT Telecom chỉ đơn giản là tích hợp mọi dịch vụ viễn thông trên một kết nối băng rộng duy nhất, giúp khách hàng tận hưởng một cách đầy đủ nhất các tiện ích của các dịch vụ công nghệ thông tin viễn thông trong cuộc sống hằng ngày của mình”.
FPT Telecom là một trong 5 nhà cung cấp được Bộ Thông tin Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ WiMAX di động, cùng với VDC, EVN Telecom, Viettel và VTC. WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) là công nghệ truy cập kết nối băng rộng cố định và di động không cần nằm trong phạm vi tầm nhìn của trạm phát sóng. Mạng WiMAX di động có thể cung cấp dung lượng kết nối lên tới 15 Mbps trong phạm vi bán kính 3 km.
Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper (Mỹ), năm 2013 sẽ có hơn 80 triệu thuê bao WiMAX di động trên thế giới, trong đó các nước dẫn đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và đến 2015, số lượng truy cập băng rộng không dây có thể vượt các loại hình truyền thống.
Cũng trong năm 2010, mặc dù FPT đã thất bại trong việc thương thảo mua lại EVN Telecom, đó cũng là dấu hiệu cho biết FPT sẵn sàng và đủ lực để có thể phát triển một mạng di động mới. Như vậy với việc nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ di động WiMAX và những chiến lược kinh doanh rất đáng chú ý trong thời gian vừa qua cùng vị thế cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý và chiến lược phát triển của mình FPT chính là đối thủ lớn trên thị trường cung cấp dịch vụ di động công nghệ mới trong thời gian tới.
b)Tập đoàn truyền thông đa phƣơng tiện VTC
Theo công văn số Công văn 614/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép về nguyên tắc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC được thử
47
nghiệm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động không cần cấp tần số theo các quy định hiện hành về quản lý viễn thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép nêu trên cho VTC theo đúng các quy định hiện hành, sau khi Tổng công ty đạt được thỏa thuận sử dụng chung mạng vô tuyến của doanh nghiệp thông tin di động đã được cấp phép tại Việt Nam.
Theo lộ trình phát triển thì VTC sẽ tập trung khai thác mạnh thị trường Viễn thông
c)Công ty cổ phần viễn thông Đông Dƣơng
Công ty cổ phần viễn thông Đông Dương (Đông Dương Telecom) - mạng di động thứ 8 tại VN - vừa được Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) cấp phép lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất công nghệ WiMAX.
Với giấy phép mới nhà mạng này đã nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp viễn thông được hoạt động cung cấp WiMAX. Dù thế, cho tới nay chưa có doanh nghiệp nào chính thức cung cấp dịch vụ này.
Trước khi được cấp phép thử nghiệm WiMAX, tháng 8/2009, Đông Dương Telecom cũng đã được Bộ cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động. Theo báo cáo, nhà mạng mới này sẽ thuê hạ tầng của Viettel (chia sẻ hạ tầng vô tuyến 3G và được roaming với các mạng GSM 2G và 2,5G) để cung cấp dịch vụ di động cho khách hàng.
Đông Dương Telecom cũng có được đầu số “vàng” 0998 và 0999. Rất có thể Đông Dương Telecom có thêm được dải số nữa trong đầu số “vàng này”. Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp này khi khách hàng đang không muốn dùng số điện thoại đầu số 11 số. Không dừng lại ở đó, Đông Dương Telecom được sử dụng hạ tầng di động của Viettel để triển khai mạng di động ảo. Cho đến thời điểm này, Viettel đang là mạng có hạ tầng 2G và 3G lớn nhất. Thậm chí mạng 3G của Viettel được đánh giá là lớn nhất trong ASEAN. Như vậy, Đông Dương Telecom khắc phục được nhược điểm của mạng mới là vùng phủ sóng hẹp và đầu số dài 11 số. Vì vậy, chỉ cần một yếu tố nữa để đảm bảo cho khả năng đứng trên thị trường của Đông Dương Telecom là khả năng đàm phán mua buôn lưu lượng với Viettel để có
48
mức bán lẻ ra thị trường mà có lợi nhuận.Những lợi thế của Đông Dương Telecom là không thể phủ nhận, nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược và khả năng của Đông Dương
2.2.2.1. Các đối thủ tiềm ẩn ở ngƣớc ngoài
Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mở rộng ra đối với Việt Nam. Và, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang ở trong tư thế chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài.
Với những doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động, sức ép đó càng lớn hơn, bởi đây được xem là thị trường sẽ phải mở cửa sớm nhất và cũng là một trong vài lĩnh vực có tính toàn cầu hóa lớn nhất hiện nay.
Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.
Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 127 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 100 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam.
Ngoài những hãng tên tuổi như Motorola, Siemens, Ericsson, Nokia,…đến những hãng lần đầu tên được nhắc đến tên ở Việt Nam như Telenor của Na Uy đến Lucent Technologies của Mỹ
Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, mà chắc chắn rằng, khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp mạng di động Việt Nam sẽ chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài.
49
phần của các mạng MobiFone và VinaPhone khi những mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không có những chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có thể những mạng di động Việt Nam sẽ bị các hãng nước ngoài thôn tính. Kinh nghiệm về kinh doanh và khai thác mạng, cũng như công nghệ -là điểm mà các mạng di động Việt Nam chưa thể bằng các hãng tên tuổi nước ngoài. Và, đó có thể là điểm yếu mà các hãng nước ngoài sẽ khai thác triệt để nhằm tìm kiếm thị phần ở thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Khi các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện thì cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực như chất lượng, giá cước và chăm sóc khách hàng. Trong giai đoạn đến 2015, các Liên doanh nước ngoài không được xây dựng mạng đường trục, mà phải thuê lại từ các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam. Nhưng một ưu thế là họ sẽ tận dụng được mạng lưới sẵn có của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam, nên tiết kiệm được chi phí đầu tư, hạ giá thành để cạnh tranh, tình trạng “sống trên lưng” các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể “tái hiện”